Thực trạng nhận thức về tư vấn nghề và nguồn thông tin nghề của HS.

Một phần của tài liệu Sử dụng họa đồ nghề trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh – Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa (Trang 32 - 34)

Lam kinh, Huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa.

2.2.1.3 Thực trạng nhận thức về tư vấn nghề và nguồn thông tin nghề của HS.

nghề của HS.

Được thể hiện qua bảng 2.7 sau:

NỘI DUNG Số trả lời Tỷ lệ %

I/. Theo các em, việc cung cấp thông tin và các yêu cầu về nghề(giới tính, sức khỏe; những yêu cầu của nghề; chống chỉ định; kết quả học tập...)nên làm từ:

150 100

a. Lớp 10 117 78

b. Lớp 11 25 16,7

c. Lớp 12 8 5,3

II/. Em biết những vấn đề có liên quan đến nghề mà mình dự định chọn từ nguồn thông tin nào:

150 100

a. Qua các buổi SHHN ở trường 17 11,3

b. Gia đình 10 6,7

c. Đọc tài liệu, sách, báo, internet 60 40

d. Thông qua bạn bè 14 9,3

e. Thư viện 4 2,7

Kết quả thu được ở bảng 2.7 dưới đây cho thấy:

- Việc cung cấp thông tin các yêu cầu về nghề, theo các em (78%) nên làm từ lớp 10, còn lại là nên làm từ lớp 11 hoặc 12. Điều này phản ánh khá rõ việc chuẩn bị chọn nghề của các em khá nghiêm túc, các em đã ý thức được tầm quan trọng của công tác HN và nhận thức được rằng vấn đề ày cần làm từ sớm.

- Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy những kiến thức liên quan đến nghề mà các em biết được chủ yếu là đọc tài liệu, sách, báo, internet chiếm số lượng cao nhất (40%) , xếp thứ 3 là thông qua các buổi SHHN(11,3%). Qua đó ta cũng có thể nhận thấy nhà trường đã tổ chức các buổi SHHN cho các em nhưng số lượng và mức độ chưa nhiều và kết quả chưa cao, điều đó được thể hiện qua việc tuy đứng ở vị trí thứ 2 nhưng tỉ lệ còn thấp. Hầu hết các em tự tìm hiểu thông tin về nghề của mình thông qua sách, báo hoặc internet là chủ yếu. Ở đây, nhà trường cần phát huy hơn nữa tiềm năng của yếu tố thư viện trường, chỉ có( 2,7%) các em cho rằng mình tìm kiếm được thôn tin về nghề

nghiệp là nhờ vào thư viện, điều này phản ánh sự thiêu trách nhiệm của thư viện trong việc bổ sung các đầu sách, các báo chí hoặc do các em “lười” lên thư viện khai thác thông tin, điều này đặt ra vấn đề rằng cần bổ sung tài liệu vào nguồn thư viện trường.

Có tới (30%) các em HS cho rằng mình biết thông tin về nghề nghiệp là do các nguồn thông tin khác mang lại, đây cũng có thể là do các em hỏi thông tin từ những người đi trước hoặc do thực tế mang lại kinh nghiệm cho các em. Yếu tố ảnh hưởng từ bạn bè và gia đình cũng được các em lựa chọn , tuy nhiên số người lựa chọn không cao, điều đó cho thấy các em đã có những cách khai thác riêng của mình. Tuy nhiên, cần nâng cao vai trò của công tác hướng nghiệp trong hoạt động tư vấn nghề và chọn nghề cho các em.

Một phần của tài liệu Sử dụng họa đồ nghề trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh – Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w