- Để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức về nghề nghiệp trong xã
3.2. Phân tích kết quả sau thử nghiệm
Chúng tôi tiến hành cho HS lớp thử nghiệm tham gia chương trình hoạt động HN có sử dụng họa đồ nghề vào công tác GDHN để nâng cao chất lượng công tác chọn nghề cho các em. Chúng tôi cho các em tiếp xúc với họa đồ nghề ngay tại lớp thông qua việc kết hợp giữa hình ảnh trực quan và thuyết trình của cán bộ TVHN. Cuối cùng chúng tôi kiểm tra lại để xem quá trình tác động họa đồ nghề tới nhận thức của HS có phát huy được tác dụng hay
không. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.2 Nhận thức của HS về yêu cầu của nghề dạy học sau thử nghiệm.
Nội dung
Đối tượng
Bạn hiểu gì về yêu cầu của nghề dạy học đối với người lao động?
Mức độ
Hiểu biết rõ Biết sơ sơ Không biết
TL % TL % TL %
Lớp thử nghiệm 32 80 6 15 2 5
Lớp đối chứng 4 10 27 67.5 9 22.5
Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức của HS về yêu cầu của nghề dạy học đối với người lao động.
Với kết quả trên ta thấy rõ rằng đã có sự khác biệt rất lớn giữa mức độ nhận thức về nghề của HS lớp thử nghiệm và HS lớp đối chứng. Có tới 80% HS ở lớp thử nghiệm đã hiểu biết rõ về yêu cầu của nghề đối với người lao động do các em được tiếp xúc với họa đồ nghề, được tiếp cận với phương pháp và hình thức mới trong công tác GDHN tại nhà trường, trong khi đó chỉ 10% các em HS ở lớp đối chứng cho rằng mình hiểu rõ về yêu cầu của nghề đối với người lao động. Điều này chứng tỏ rằng việc áp dụng họa đồ nghề vào GDHN là rất cần thiết.
Bảng 3.3 Nhận thức của HS về những nơi đào tạo nghề dạy học sau thực nghiệm
Mức độ Hiểu biết của bạn về những nơi đào tạo nghề dạy học Nhận thức
Hiểu biết rõ Biết sơ sơ Không biết
TL % TL % TL %
Lớp thử nghiệm 33 82.5 6 17 1 2.5
Thể hiện qua biểu đồ 3.2
Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức của HS về những nơi đào tạo nghề dạy học
Kết quả bảng 3.2 cho thấy sự khác nhau giữa nhận thức về nghề của HS lớp thử nghiệm và lớp đối chứng. Sau thử nghiệm, nhận thức nghề nghiệp của HS đã thay đổi hoàn toàn. So sánh ta thấy có tới 82.5% HS lớp thử nghiệm hiểu biết rõ về những nơi đào tạo nghề dạy học, trong khi đó 65% HS ở lớp thử nghiệm mới chỉ hiểu sơ sơ về những nơi đào tạo của nghề, 17.5% không biết nơi đào tạo so với lớp thử nghiệm là chỉ 2,5%. Điều này chứng tỏ việc sử dụng họa đồ nghề theo quy trình đã xây dựng vào GDHN để nâng cao nhận thức về nghề mang lại hiệu quả rất cao.
Bảng 3.3 Nhận thức của HS về những chống chỉ định của nghề dạy học Mức độ
Đối tượng
Mức độ hiểu biết của bạn về những chống chỉ định của nghề dạy học ?
Nhận thức
Hiểu biết rõ Biết sơ sơ Không biết
TL % TL % TL %
Lớp thử nghiệm 28 70 10 25 2 5
Thể hiện rõ hơn qua biểu đồ sau: Biểu đồ 3.3.
Biểu đố thể hiện mức độ nhận thức của HS về những chống chỉ định của nghề dạy học.
Sau khi được tiếp xúc với họa đồ nghề, nhận thức của HS đã có sự thay đổi. Các em không những đã hiểu rõ về những yêu cầu của nghề, những nơi đào tạo nghề mà còn nhận thức rõ về những chống chỉ định của nghề, 70% HS ở lớp thử nghiệm hiểu rõ về những chống chỉ định của nghề so với lớp đối chứng là 37.5%, 57.5% HS ở lớp đối chứng vẫn dừng lại ở mức chỉ hiểu sơ sơ, mơ hồ về nghề trong khi lớp thử nghiệm giảm xuống còn 15% so với lúc trước thử nghiệm là 47.5%.
Bảng 3.4.Mức độ hiểu biết của HS về xu hướng phát triển của nghề.
Mức độ
Bạn có hiểu rõ về xu hướng phát triển của nghề dạy học không
Nhận thức
Hiểu biết rõ Biết sơ sơ Không biết
TL % TL % TL %
Lớp thử nghiệm 32 80 6 15 2 5
Lớp đối chứng 15 37.5 23 57.5 3 7.5
Biểu đố thể hiện mức độ nhận thức của HS về xu hướng phát triển của nghề.
Qua các bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể kết luận rằng mức độ nhận thức của HS lớp thử nghiệm tiến bộ hơn rất nhiều so với HS lớp đối chứng. Có tơi 80% HS dã hiểu biết rõ về xu hướng phát triển nghề nghiệp hiện nay trong khi ở lớp đối chứng 57,5% HS vẫn còn hiểu quá lơ mơ về nghề. Điều này cần được quan tâm, cân nhắc của các cấp trên để chủ trương đưa họa đồ nghề vào công tác GDHN của trường.
Kết luận chung:
Qua quá trình thực nghiệm, với những kết quả thu được có thể thấy HS ở lớp thực nghiệm đã có những hiểu biết rất cơ bản về nghề, sự nhận thức khác hẳn so với những HS không được thực nghiệm sư phạm. Sở dĩ có sự khác nhau này là do các em ở lớp thực nghiệm được tiếp xúc với họa đồ nghề thông qua hoạt động GDHN của các thầy cô giáo, cán bộ tư vấn HN, còn các em HS ở lớp đối chứng vẫn học theo phương pháp cũ, tức là công tác GDHN mới chỉ được thực hiện thông qua việc lồng ghép các môn văn hóa hoặc chỉ tổ chức buổi nói chuyện về nghề mà không sử dụng tới bản mô tả nghề như các HS ở lớp thực nghiệm. HS ở lóp thực nghiệm đã thức được việc chọn nghề cho tương lai, từ đó xác định được nhu cầu và năng lực bản thân, hiểu biết về
yêu câu của các ngành nghề và xu hướng phát triển của nghề để có lựa chọn thích hợp. Đây là dấu hiệu đáng mừng, là cơ sở thực tế để triển khai kế hoạch sử dụng họa đồ nghề vào trong công tác GDHN ở trường THPT Lam Kinh.
Kết luận chương 3.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận tại chương 1, từ thực trạng GDHN và thực trạng sử dụng họa đồ nghề của trường THPT Lam Kinh – Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa ở chương 2, chúng tôi đã xây dựng ra quy trình sử dụng họa đồ nghề cho học sinh Trường THPT Lam Kinh.
Qua khảo nghiệm và xin ý kiến của các thầy cô giáo trong trường cho rằng, việc xây dựng một quy trình sử dụng họa đồ nghề trong GDHN là rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng GDHN cho HS nhằm giúp các em có thể chọn trường, chọn nghề phù hợp và có hướng đi vững chắc cho tương lai, góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác GDHN cho HS, có tính cần thiết và tính khả thi cao, điều đó được mình chứng qua thử nghiệm sư phạm tại trường THPT Lam Kinh. Như vậy, trường THPT Lam Kinh có thể vận dụng quy trình này vào công tác GDHN cho HS trường mình để hoạt động HN đạt kết quả cao hơn.