Lam kinh, Huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa.
2.2.2.3 thức nâng cao kiến thức về nghề nghiệp của HS trường THPT Lam Kinh.
Theo chúng tôi, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do công tác GDHN với việc sử dụng họa đồ nghề tại trường THPT Lam Kinh chưa được coi trọng nên nhà trường và GV không dành nhiều thời gian quan tâm và đầu tư cho nội dung này và những gì các em được học, được biết đến chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” mà thôi. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng HS không có đủ những thông tin cần thiết cho việc chọn nghề và chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn nghề của các em.
2.2.2.3 Ý thức nâng cao kiến thức về nghề nghiệp của HS trường THPT Lam Kinh. Lam Kinh.
Tìm hiểu ý thức nâng cao kiến thức nghề nghiệp của HS trường THPT Lam Kinh. Chúng tôi thu được kết quả sau:bảng 2.11
Bảng 2.11: Ý thức nâng cao kiến thức nghề nghiệp của HS
STT NỘI DUNG MỨC ĐỘ
Rât muốn Muốn Không
muốn
TL % TL % TL %
1 Bạn có muốn được trang bị thêm kiến thức về nghề không ?
126 84 16 10,7 7 4,7
Bảng 2.11: Ý thức nâng cao kiến thức nghề nghiệp của HS
STT HÀNH ĐỘNG MỨC ĐỘ
Để định hướng nghề nghiệp tốt hơn, bạn có làm những việc sau đây không ?
Thường xuyên
Đôi khi Không bao giờ
TL % TL % TL %
1 Đến trung tâm HN 10 6.7 49 32,7 91 60,7
2 Đọc sách, báo, xem ti vi 86 57,3 41 27,3 23 15,3
4 Hỏi chuyên gia và những người làm trong lĩnh vực đó
9 6 27 18 114 76
5 Tham gia các hội thảo 11 7,3 31 20,7 108 72
6 Đi tham quan thực tế 0 0 0 0 150 100
Dựa vào bảng số liệu trên chúng tôi có thể khẳng định rằng các em HS ở trường THPT Lam Kinh có mong muôn được trang bị thêm kiến thức về nghề nghiệp là rất cao, chiếm tới 84%. Điều này chứng tỏ các em đã có nhu cầu tìm hiểu về nghề nghiệp mà mình dự định chọn. Nhưng bên cạnh đó, một sự thật rõ ràng đó là các em muốn được trang bị thêm những kiến thức về nghề nhưng lại ít làm những việc mà có thể được coi là sẽ co thể định hướng được nghề tốt hơn. Chỉ có 6,7% các em thường xuyên đến các trung tâm HN để tìm hiểu về nghề và được tư vấn nghề, điều này cũng dễ hiểu bởi ở trường không có trung tâm HN, ở huyện có 1 trung tâm nên chỉ có những em nhà ở gần đó thi thoảng đến để được hướng dẫn và được giải đáp những thắc mắc về nghề. Có 57,3% các em chọn rằng mình thừng xuyên tìm hiểu thông tin về nghề thông qua việc đọc sách, báo và xem ti vi, 41 % đôi khi và 62% thường xuyên tìm hiểu về ngành nghề thông qua bạn bè. Sở dĩ như vậy bởi các phương tiện thông tin đại chúng bây giờ rất phổ biến và đây chính là nguồn cung cấp thông tin chính về thế giới nghề nghiệp cho các em.Hơn nữa,hàng ngày các em đến trường, lớp, được tiếp xúc và trao đổi với bạn bè, vì vậy việc các em chọn việc định hướng nghề ít nhiều có ảnh hưởng từ bạn bè là điều dễ hiểu.
Nhìn chung, hầu hết các em đã có ý thức trong việc mong muốn nâng cao kiến thức về nghề nghiệp cho bản thân. Tuy nhiên để làm tốt công tác này thì đòi hỏi các em phải tích cực hơn trong việc tham gia vào các hoạt động nhằm mục đích nâng cao kiến thức , bên cạnh đó nhà trường cần tăng cường công tác GDHN, đưa họa đồ nghề vào SHHN để các em có thể tiếp cận các
thông tin nghề nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Kết luận chương II:
Qua điều tra thực trạng GDHN cho HS ở các trường THPT Lam Kinh ở trên ta thấy công tác GDHN của trường chưa được quan tâm một cách đúng mức. Điều đó được thể hiện ở các mặt:
- Nhận thức về GDHN cho HS THPT chưa thật đúng mức. Mục tiêu GDHN còn mơ hồ và chưa đạt được kết quả mong muốn..
- Năng lực sư phạm và nghiệp vụ sư phạm của GV về HĐ GDHN còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Việc đưa các hình thức, phương pháp và vận dụng các hình thức, phương pháp vào GDHN còn chưa mang lại kết quả cao,
- Việc kết hợp giữa các lực lượng GDHN trong nhà trường còn chưa chặt chẽ, công tác xã hội hoá GDHN chưa thực sự được quan tâm.
- Công tác ngoại khóa cho HS rất hạn chế. Chưa tổ chức được nhiều các buổi SHHN và chưa lồng ghép, giới thiệu họa đồ nghề, HS được tiếp xúc với họa đồ nghề còn chưa đầy đủ, chưa theo đúng quy trình nên dẫn đến nhận thức về nghề chưa chính xác.
Từ những thực trạng về công tác GDHN cho HS trường THPT Lam Kinh và thực trạng sử dụng họa đồ nghề vào HN nhằm mục đích nâng cao nhận thức về nghề cho HS của trường, chúng tôi thấy cần phải xây dựng nên một quy trình sử dụng họa đồ nghề để đảm bảo mục đích này. Quy trình đó được thể hiện ở chương III.