Kết quả nhận thức của HS về nghề nghiệp trong xã hộ

Một phần của tài liệu Sử dụng họa đồ nghề trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh – Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa (Trang 35 - 38)

Lam kinh, Huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa.

2.2.2.2.Kết quả nhận thức của HS về nghề nghiệp trong xã hộ

a. Kết quả nhận thức của HS về nghề trong xã hội.

Để tìm hiểu khả năng nhận thức của HS về các nghề trong xã hội. Chúng tôi đã tiến hành điều tra 150 HS. Kết quả thu được ở bảng 2.8 như sau

Bảng 2.9: Kết quả nhận thức của HS về nghề trong xã hội

STT NỘI DUNG

MỨC ĐỘ (%)

Hiểu biết rõ Biết sơ sơ Không biết

TL % TL % TL %

1 Kiến thức về các nghề trong xã hội

20 13,3 98 65,3 32 21,3

2 Yêu cầu xã hội và yêu cầu riêng của từng nghê

23 15,3 87 58 40 26,7

3 Yêu cầu của nghề đôi với người lao động

18 12 70 46,7 62 41,3

4 Nhu cầu nhân lực của thị trường lao động ở địa phương,

trong nước và trên thế giới

0 0 40 26,7 110 73,3

5 Xây dựng thái độ và nền văn hóa đạo đức nghề nghiệp

43 28,7 80 53,3 27 18

Qua bảng số liệu ta thấy hầu hết HS mới chỉ hiểu biết ở mức sơ sơ về kiến thức các nghề trong xã hội. Số lượng HS không biết gì về kiến thức các

nghề là 21,3%, biết sơ sơ 65,3%. Chỉ có 15,3% các em hiểu biết rõ về yêu cầu cụ thể của các nghề, 58% biết sơ sơ và 26,7% các em không biết gì. Có tới 70% các em còn thiếu thông tin, kiến thức về yêu cầu của nghề đối với người lao động. Điều này chứng tỏ rằng nhận thức của HS về nghề nghiệp còn ở mức độ thấp. Có 73,3% các em không hề biết gì về thị trường lao động và nhu cầu của thị trường lao động, chứng tỏ rằng các em quá mơ hồ trong thế giới nghề nghiệp của xã hội.

b. Kết quả nhận thức của HS về nghề mình đã chọn

Bảng 2.10: Kết quả nhận thức của học sinh về nghề mình chọn.

STT NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Hiểu rõ Hiểu lơ mơ Không hiểu

TL % TL % TL %

1 Yêu cầu xã hội vê các ngành, nghề

13 8,7 26 17,3 111 74

2 Các yêu cầu của nghề mà mình định chọn

22 14,7 62 41,3 66 44

3 Sở thích, năng lực, hứng thú của bản thân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

133 86,7 21 14 16 10,7

4 Xu hướng phát triển của nghề 10 6,7 16 10,7 124 82,7 5 Dư luận xã hội về nghề đó 10 6,7 121 80,7 19 12,7

Qua khảo sát có tới 74% các em nhận định mình không hiểu gì về yêu cầu của xã hội đối với các ngành nghề và 44% các em cho rằng mình không hiểu về yêu cầu cụ thể của ngành nghề mình định chọn, 82,7% không biết về xu hướng phát triển của nghề mà chỉ lơ mơ hiểu nghề qua dư luận xã hội (80,7%) dẫn đến tình trạng các em cứ chọn nghề theo sở thích mà chưa có những kiến thức cơ bản về nghề, chọn nghề theo cảm tính và dư luận. Đây thật sự là một mối nguy hiểm lớn trong công tác giáo dục nói chung và

Một phần của tài liệu Sử dụng họa đồ nghề trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh – Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa (Trang 35 - 38)