- Cán bộ làm việc trong
3.3.3.1. Trao đổi, tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú nghề
nghiệp của HS.
Qua việc trao đổi với HS, các cán bộ tư vấn sẽ khai thác được nhũng hướng đi dự định của các em và hiểu được nguyện vọng, hứng thú nghề nghiệp của HS. Từ đó có cái nhìn bao quát bước đầu về nhân cách, năng lực và thiên hướng của HS. Bằng những cấu hỏi như:
- Học hết THPT em dự định sẽ làm gì ? - Em thích nghề gì nhất?
- Ai ảnh hưởng đến em nhiều nhất khi quyêt định chọn nghề - Nguyên nhân lôi cuốn em chọn nghề nói trên?
- Môn nào em có thể học lâu, không nhầm lẫn, sai sót? - ...
Từ những thông tin thu thập được mà cán bộ tư vấn sẽ có những tư liệu cần thiết để cho các em nhũng lời khuyên phù hợp.
3.3.3.2 Tìm hiểu toàn diện nhân cách học sinh
Xuất phát từ các bản họa đồ nghề, từ các yêu cầu tâm sinh lý, trình độ...do nghề đặt ra cho người lao động, cán bộ tư vấn dùng các phương pháp khác nhau như: test; các dụng cụ đo, thu thập các dữ liệu có liên quan đến dự định nghề nghiệp của các em như: Các chỉ số sinh lí: thị giác; thính giác, xúc
giác..., các chỉ số tâm lý như: trí nhớ; tư duy; tưởng tượng; cường độ hoạt động của trí tuệ... từ đó xác định được các chỉ số tâm sinh lí của học sinh.
Qua trao đổi, tham vấn trực tiếp với học sinh, cán bộ tư vấn tìm hiểu
gia cảnh của học sinh, những câu trả lời của HS về bố mẹ: ngành nghề,
chuyên ngành; hoàn cảnh gia đình; tình trạng sức khỏe; anh chị em....có tầm quan trọng trong việc xác định các em theo ngành nghề mình chọn là do sở thích, năng lực của các em hay do ảnh hưởng từ phía gia đình, người thân. Những thông tin thu được sẽ cho thấy cội nguồn trạng thái tâm lý và sức khỏe hiện nay của HS để giúp HS có sự lựa chọn nghề phù hợp hơn.
Năng lực là một yêu tố rất quan trọng trong việc chọn nghề của các em, nó là sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm lý và sinh lý của HS với những yêu cầu của nghề đặt ra. Nên việc tìm hiểu năng lực nghề nghiệp của học sinh trong GDHN là rất quan trọng, dựa vào bản họa đồ nghề từ đó đưa ra những câu hỏi phù hợp với HS để kiểm tra năng lực của các em và cho lời khuyên. VD: HS định trở thành kỹ sư cơ khí, trước hết phải xem xét về nhiều mặt như trình độ học toán, vật lý, thành tích học môn kỹ thuật, hứng thú kỹ thuật công nghệ...