1) Cơ cấu dân số theo giới:(%)
- Khái niệm: Là biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân (đơn vị: %).
- Đặc điểm: Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực. - Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển kinh tế, phân bố sản xuất, tổ chức đời sống và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Cá nhân/ cặp
- Cơ cấu dân số theo tuổi là gì?
- ý nghĩa của cơ cấu dân số theo độ tuổi
- Tại sao nói cơ cấu dân số theo tuổi thể hiện tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia?
- Cách phân chia nhóm tuổi?
- Tháp tuổi là gì? Nêu ý nghĩa của tháp tuổi - Phân tích các kiểu tháp tuổi ở hình 23.1
- Có nước tính nhóm tuổi lao động từ 15 đến 64 tuổi.
- Có nước tính nhóm trên tuổi lao động từ 65 tuổi trở lên.
GV: Theo luật lao động ở Việt Nam, tuổi lao động được quy định đối với nam từ 15 đến hết 59 tuổi. Đối với nữ từ 15 đến hết 54 tuổi.
Có thể phân biệt hai nhóm nước có kết cấu dân số trẻ và nhóm có kết cấu dân số già. Kết cấu dân số của hai nhóm nước này thế nào ?
HS dựa vào bảng thống kê trang 90 để phân biệt: DS già DS trẻ
Nhóm 1 <25% >35% Nhóm 3 >15% <10%
- Các nước đang phát triển và các nước phát triển có cấu trúc dân số khác nhau như thế nào?
HS dựa vào kiến thức đã học để thảo luận, trả lời. GV: Để nghiên cứu cấu trúc sinh học của dân số, người ta sở dụng tháp dân số.
- Có các tháp dân số cơ bản nào?
HS mô tả 3 kiểu tháp dân số cơ bản theo SGK trang 90.
+ Đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn thoải, thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.
- Có dạng phình to ở giữa, thu hẹp ở 2 phía đỉnh và chân thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già.
- Hẹp ở phần đáy và rộng hơn ở đỉnh thể hiện dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.
2) Cơ cấu dân số theo tuổi:
- Khái niệm: Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. - ý nghĩa: Cơ cấu dân số theo tuổi thể hiện được tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của mỗi quốc gia
- Cơ cấu dân số theo tuổi được chia thành ba nhóm:
+ Nhóm dưới tuổi lao động 0 - 14 tuổi.
+ Nhóm tuổi lao động: 15 - 55 tuổi (hoặc đến 60 tuổi).
+ Nhóm trên tuổi lao động: 55 tuổi (hoặc 60 tuổi) trở lên.
- Căn cứ vào tỉ lệ các nhóm tuổi người ta chia dân số các nước thành 2 nhóm + Nhóm dân số trẻ * 0-14 > 35% * 60 trở lên < 10% + Nhóm dân số già *0-14 < 25% *60 trở lên > 15 %
Các nước phát triển có cấu trúc dân số già. Các nước đang phát triển có cấu trúc dân số trẻ.
- Để nghiên cứu sinh học người ta thường sử dụng tháp tuổi (tháp dân số). Có ba loại tháp dân số cơ bản: + Tháp mở rộng + Tháp thu hẹp + Tháp ổn định Mở rộng Thu hẹp ổn định Đáy Rộng Thu hẹp hẹp Đỉnh Nhọn Thu hẹp Rộng Sườn Thoải Phình Dốc
to
Hoạt động 2
Tìm hiểu về cơ cấu xã hội
Hoạt động dạy và học Nội dung
GV: Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vựa kinh tế. - Nguồn lao động là gì? HS dựa nội dung SGK trang 91 và sự hiểu biết của mình.
- Nhóm dân số hoạt động kinh tế (nguồn lao động) và dân số không hoạt động kinh tế khác nhau thế nào?
(Bao gồm những người có việc làm ổn định hay tạm thời và những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm).
(Bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ và những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động.
Chú ý: Những người đi làm thuê, giúp việc nhà được trả công, được coi là dân số hoạt động kinh tế.
Dựa vào hình 23.2 và sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết ở các nhóm nước phát triển và đang phát triển cơ cấu lao động theo khuvực kinh tế khác nhau như thế nào? Chú ý so sánh sự khác biệt
tỉ lệ của nhóm I và III giữa các nước ấn Độ và Braxin (đang phát triển) với Anh (phát triển)
ở địa phương em, số lao động ở khu vực III hiện nay so với trước đây tăng hay giảm? Tại sao?
- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa cho ta biết điều gì? HS dựa vào mục II.2 SGK.