Một số loại gió chính:

Một phần của tài liệu giáo án địa 10 hk1 (Trang 43 - 45)

1. Gió Tây ôn đới: Bảng kiến thức.

II.1, II.2 để trả lời bảng kiến thức.

Ví dụ: ở Va-len- xi- a có tới 246 ngày mưa/năm với 1416 mm nước, chủ yếu là mưa phùn.

GV: Các trung tâm áp hình thành theo mùa được gọi là các trung tâm áp nhiệt lực

- Quan sát hình 12.2 và 12.3 em hãy xác định các trung tâm áp, dải hội tụ nhiệt đới, vào tháng 1 và tháng 7, chúng có ảnh hưởng gì đến hoàn lưu khí quyển?

HS lưu ý: Sự dịch chuyển của các áp động lực. - Sự xuất hiện của các trung tâm áp theo mùa.

2. Gió mậu dịch: Bảng kiến thức.

Gió Tây ôn đới Mậu dịch

Phạm vi hoạt động Từ vĩ độ 300 về 600 Từ vĩ độ 300 về Xích đạo

Nguyên nhân hình thành

Chênh lệch khí áp giữa áp cao cận. chí tuyến và áp thấp 600.

Chênh lệch khí áp giữa áp cao cận. chí tuyến và áp thấp xích đạo.

Thời gian hoạt động

Quanh năm Quanh năm

Hướng gió

- ở Bắc bán cầu hướng Tây Nam.

- ở Nam bán cầu hướng Tây Bắc.

- ở Bắc bán cầu hướng Đông Bắc. - ở Nam bán cầu hướng Đông Nam

Tính chất ẩm, mưa nhiều. Khô.

Hoạt động dạy và học Nội dung

- Gió mùa là gì? Ví dụ?

Ví dụ: Mùa đông trên lục địa áp cao (như cao áp Xi-bia) , gió thổi từ áp cao lục địa ra biển mang theo không khí khô. Mùa hạ trên các lục địa lại hình thành áp thấp (như hạ áp iran), gió thổi từ đại dương vào lục địa mang theo không khí ẩm, gây mưa nhiều.

- Nguyên nhân hình thành gió mùa là gì?

HS đọc nội dung mục II.3 kết hợp sự hiểu biết của mình qua chương trình THCS để nêu được nguyên nhân chủ yếu sinh ra gió mùa.

- Hãy xác định trên bản đồ khí hậu thế giới một số khu vực có gió mùa điển hình.

3. Gió mùa:

- Định nghĩa: Gió mùa là loại gió thổi theo mùa với hướng gió ở hai mùa ngược chiều nhau.

- Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.

- Hướng thổi, tính chất:

+ Gió mùa mùa hạ hướng TN, tính chất nóng ẩm

+ Gió mùa mùa đông hướng ĐB, tính chất lạnh khô.

Gió đát và gíó biển thường hoạt động ở đâu?

HS quan sát hình 12.4 dựa vào nội dung mục II.4.a trong SGK và sự hiểu biết của mình.

- Nguyên nhân hình thành gió biển, gió đất là gì? Ban ngày mặt đất được đốt nóng nhanh hơn, nhiệt độ cao hơn, không khí nở ra bốc lên cao tạo thành khí áp thấp hơn biển  gió thổi từ biển (khí áp cao) vào đất liền (khí áp tháp) gọi là gió biển. Ban đêm đất liền tỏa nhiệt nhanh hơn, nhiệt độ thấp hơn nên khí áp cao hơn biển  gió thổi từ đất liền ra biển gọi là gió đất.

GV: không chỉ ở ven biển mà ở cả ven các hồ, sông lớn cũng có loại gió này.

- Gió đất, gió biển có hướng thổi như thế nào? - Gió fơn là gì?

GV: Quan sát hình 12.5 trong SGK

- Dựa vào hình 12.5 hãy cho biết ảnh hưởng của gió ở sườn tây khác với gió ở sườn đông như thế nào?

- Sườn tây đón gió ẩm, không khí bị trượt lên cao theo sườn núi, nhiệt độ giảm 0,60C/100 m, hơi nước ngưng tụ tạo thành mây và mưa

- Khi gió vượt đỉnh núi xuống sườn đông, nhiệt độ tăng 10C/100 m. không khí trở nên rất khô và nóng.

GV: Gió fơn hoạt động ở các vùng núi ở nước ta vào mùa hạ, gió mùa Tây nam khi vượt qua dãy Trường Sơn vào Việt Nam do chịu hiệu ứng fơn cũng trở nên rất khô và nóng. Đó chính là gió lào hay gió fơn Tây Nam.

GV lưu ý: Tính chất của gió phơn là rất khô khi

vượt địa hình núi cao. Ví dụ gió phơn Tây Nam đối với sườn đông của dãy núi Trường Sơn. HS thường nhầm lẫn gió phơn có tính chất nóng. Tính chất này phụ thuộc vào đặc điểm của gió thổi từ vĩ độ thấp hay vĩ độ cao tới. Gió mùa Đông Bắc đối với sườn Tây của dãy núi Trường Sơn là gió phơn nhưng tính chất tương đối lạnh, khô.

Nam á, Đông Phi, ôxtraylia... 4. Gió địa phương:

a. Gió biển, gió đất

- Hoạt động vùng ven biển.

Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và đại dương.

- Gió biển thổi ban ngày, từ biển vào đất liền.

- Gió đất thổi ban đêm, từ đất liền ra biển.

b. Gió phơn.

- Là gió vượt địa hình núi cao. - Tính chất: Khô khan.

Một phần của tài liệu giáo án địa 10 hk1 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)