1) Khái niệm:
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. 2) các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế:
a) Cơ cấu ngành: Gồm 3 nhóm:
- Nông - lâm - ngư nghiệp. - Công nghiệp - Xây dựng. - Dịch vụ.
b) Cơ cấu thành phần kinh tế:
Được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác dụng qua lại với nhau. Bao gồm 2 khu vực:
- Khu vực kinh tế trong nước
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. c) Cơ cấu lãnh thổ:
Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, được hình thành do việc phân bố của các ngành theo không gian địa lí, bao gồm: - Toàn cầu và khu vực.
- Quốc gia. - Vùng.
IV/ Củng cố, dặn dò:
Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển nền kinh tế? V. hoạt động nối tiếp
CHƯƠNG VII ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP
BÀI 27: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ
NÔNG NGHIỆP I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức: Biết được vai trò và đặc điểm của nông nghiệp.
* Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội tới phát triển và phân bố nông nghiệp.
* Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN).
2. Kĩ năng: Biết phân tích và nhận xét những đặc điểm phát triển, những thuận lợi, khó khăn của các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở một địa phương đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
* Nhận diện được những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 3. Thái độ: Tham gia tích cực và ủng hộ những chính sách phát triển nông nghiệp và những hình thức TCLTNN cụ thể ở địa phương.