hình có ảnh hưởng như thế nào? HS dựa nội dung
mục II.3 trang 67 SGK.
HS quan sát hình 18, xác định trên đó vị trí các vành đai thực vật ở núi Ki - li - man - gia - rô chú ý nêu rõ sự khác biệt giữa sườn đông bắc và sườn tây nam.
- Vì sao nói sự phân bố các loài động vật trên Trái
Đất liên quan rất chặt chẽ đến sự phân bố thực vật? HS nghiên cứu mục II.4 phân tích qua mối
II/ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật: phát triển và phân bố của sinh vật:
1. Khí hậu:
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. - Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt độ nhất định. - Nước và độ ẩm không khí là môi trường để sinh vật phát triển.
- ánh sáng ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của sinh vật.
2. Đất:
Có ảnh hưởng rõ đến sự phát triển và phân bố của sinh vật do mỗi loại đất có đặc tính lí, hóa và độ phì khác nhau.
3. Địa hình:
- Độ cao làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm làm thành phần thực vật thay đổi tạo nên các vành đai thực vật khác nhau theo độ cao.
- Hướng sườn khác nhau tạo nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm, chế độ chiếu sáng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
4. Sinh vật:
- Thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố của động vật.
tác động phụ thuộc: Thực vật động vật ăn cỏ động vật ăn thịt phát triển, tạo ra một quần thể sinh vật phong phú ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
- Con người có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố sinh vật?HS nghiên cứu mục
II.5 để phân tích. Chú ý nêu được cả 2 mặt tích cực và tiêu cực của con người đến sinh vật. Ví dụ: - Tác động tích cực: Con người đưa cam, chanh, trẩu, mía từ châu á, châu Âu sang châu Phi và Nam Mĩ; đưa khoai tây, thuốc lá, cao su từ châu Mĩ sang trồng ở châu á, châu Phi, đưa bò, cừu, thỏ, từ châu Âu sang nuôi ở Ô- xtrây - li - a và niu di-lân.
+ Việc trồng, mở rộng diện tích rừng ngày càng được chú trọng.
- Tác động tiêu cực: Nhiều nơi việc khai thác rừng quá mức làm giảm diện tích rừng tự nhiên, làm tuyệt chủng nhiều loài sinh vật hoang dã.
- Mối quan hệ giữa động vật và thực vật rất chặt chẽ vì:
+ Thực vật là nơi cư trú của động vật + thức ăn của động vật
5. Con người:
- Tích cực: Phân bố lại động thực vật trên Trái Đất; Tạo ra các giống vật nuôi và cây trồng mới có khả năng thích nghi.
- Tiêu cực: Khai thác bừa bãi làm cho nhiều loài động thực vật tuyệt chủng.
IV/ Củng cố:
Câu hỏi trắc nghiệm: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật là: Khí hậu, đất đai, con người, địa hình, bờ biển.
A. Đúng B. Sai. Câu hỏi tự luận:
Cho 11 thảm thực vật khác nhau ở đới nóng châu Phi yêu cầu HS tự sắp xếp sự thay đổi của thảm thực vật từ Xích đạo về chí tuyến ở Bắc Phi.
a) Hãy cho biết những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật? b) Yếu tố khí hậu đã làm cho thực vật thay đổi như thế nào?
1. Sinh quyển là gì?
A. Là một quyển trên Trái đất với toàn bộ các cây xanh.
B. Là một quyển trên Trái đất với toàn bộ các động vật đang sống. C. Một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. D. Tất cả các ý trên.
2. Sinh quyển có giới hạn đến đâu?
A. Toàn bộ các quyển của lớp vỏ địa lí.
B. Toàn bộ khí quyển, thuỷ quyển và thổ nhưỡng quyển. C. Khí quyển, thuỷ quyển và lớp vỏ phong hoá.
D. Toàn bộ thuỷ quyển, tầng thấp của khí quyển, lớp đất và lớp vỏ phong hoá.
3- Nhân tố ảnh hưởng đến sự quang hợp của thực vật là:
A. ánh sáng. B. Nước. C. Nhiệt độ. D. Độ ẩm.
4- Vành đai sinh vật thay đổi cả theo độ cao và vĩ độ là do ảnh hưởng của nhân tố:
A. Nhiệt độ. B. Khí hậu. C. ánh sáng. D. Độ ẩm.
V. hoạt động nối tiếp
BÀI 19- SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT I/ Mục tiêu: I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được tên một số kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính. Phân biệt được một số thảm thực vật.
* Nắm được các quy luât phân bố các kiểu thảm thực vật và nhóm đát chính trên Trái Đất 2. Kĩ năng: Phân tích được lát cắt các đai thực vật và đất theo vĩ độ và độ cao. lược đồ, sơ đồ để rút ra các kết luận cần thiết.
* Nhận biết được các kiểu thảm thực vật.
3. Thái độ: Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất trên Trái Đất.
II/ Đồ dùng dạy - học:
* Bản đồ các kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính trên Trái Đất. * Tranh ảnh về một số kiểu thảm thực vật.
III/ Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương em.
3. Bài mới:
Mở bài: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất chúng ta như thế nào, giữa hai nhóm yếu tố này có sự liên hệ và phân bố ra sao? Đó là những nội dung quan trọng nhất chúng ta cần tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1
Tìm hiểu về sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ
Hoạt động dạy và học Nội dung
- Chúng ta thường nghe nói đến thảm thực vật vậy theo em, thảm thực vật là gì?
HS tranh luận để rút ra được:
- Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất có sự thay đổi như thế nào? Vì sao?HS nghiên cứu nội
dung SGK trang 69, kết hợp sự hiểu biết của mình: - Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất có sự thay đổi theo vĩ độ và độ cao.
- Nguyên nhân:
+ Sự phân bố các thảm thực vật phụ thuộc nhiều
- Thảm thực vật là toàn bộ các loài thực vật khác nhau trên một vùng rộng lớn.
- Trên mỗi vùng tự nhiên, thảm thực vật có tính đồng nhất nhất định.
- Các thảm thực vật và đất phân bố theo vĩ độ và độ cao địa hình.
I/ Sự phân bố sinh vật và đất theo
vĩ độ:
Có sự tương ứng giữa sự phân bố của kiểu khí hậu với kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính trong mỗi môi trường địa lí.
1. Thực vật và đất đài nguyên
Phân bố ở khoảng từ vĩ tuyến trên 650 - 800B, thuộc Bắc Mĩ, á - Âu.
vào khí hậu, mà khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt ẩm) lại thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình. + Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật nên sự phân bố đất trên các lục địa cũng thay đổi theo các chiều hướng đó.
GV: Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ cụ thể như thế nào chúng ta sẽ nghiên cứu ở mục I sau: - Từ Xích đạo về cực có các đới cảnh quan (môi trường địa lí ) nào? HS nêu được 3 đới cảnh quan:
- Đới lạnh. - Đới ôn hòa. - Đới nóng.
Tiếp theo GV có thể thực hiện 2 phương án. Phương án 1:
Bước 1: GV cho đại diện HS lên bảng xác định phạm vi các đới trong khoảng các vĩ độ nào.
- Đới lạnh trong khoảng từ vòng cực đến cực. - Đới ôn hòa trong khoảng từ chí tuyến đến vòng cực.
- Đới nóng: trong khoảng giữa 2 chí tuyến bắc và nam.
Bước 2: GV cho HS thảo luận trong mỗi đới cảnh quan đó có các kiểu khí hậu, thảm thực vật và nhóm đất chính nào? (GV yêu cầu HS phải xác định cụ thể trên bản đồ) HS dựa nội dung SGK trang 69, kết quả quan sát hình 19.1, 19.2 và sự hiểu biết của mình để trả lời.
Bước 3: GV chia nhóm và cho mỗi nhóm nghiên cứu 1 trong 3 câu hỏi trong SGK trang 71, 72. Sau đó, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình.
Đại diện các nhóm lên trình bày
Phương án 2: GV tổ chức trò chơi, GV chia lớp ra các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Nhóm 1: phải nêu tên các kiểu khí hậu chính trên 3 đới cảnh quan và trả lời câu hỏi đầu trang 71 SGK. Nhóm 2: phải nêu tên các kiểu thảm thực vật chính trên 3 đới cảnh quan và trả lời câu hỏi giữa trang 71 SGK.
Nhóm 3: phải nêu tên các nhóm đất chính trên 3 đới cảnh quan và trả lời câu hỏi trang 72 SGK. GV kẻ sẵn khung bảng tổng hợp. Sau một thời gian
2. Thực vật và đất ôn đới
- Phân bố trong khoảng vĩ độ 30 - 650.
- Vì khí hậu phân hoá đa dạng nên có nhiều thảm thực vật và nhóm đất.
3. Thực vật và đất ở đới nóng
- Phân bố chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ, châu Phi, Nam và Đông Nam á. - Châu Âu không có thảm thực vật và đất của đới nóng vì châu Âu có vị trí chủ yếu ở đới ôn hoà.
ngắn tự nghiên cứu, mỗi nhóm cử 2 đại diện lên ghi nội dung đúng vào bảng, ghi theo kiểu “tiếp sức”: HS trước ghi song 1 ý thì chuyển phấn cho HS sau ghi tiếp... Trong một khoảng thời hạn nhất định do GV đặt ra, nhóm nào ghi đầy đủ hơn sẽ có điểm cao hơn.
Các nhóm tập trung nghiên cứu để nhớ đầy đủ các nội dung. Thành viên các nhóm có thể cổ vũ cho nhóm của mình song tuyệt đối không được nhắc bạn trên bảng, nếu nhắc ý cho đại diện nhóm mình thì nội dung đó không được tính điểm.
- GV cho đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi đã được phân công. Sau đó cho các nhóm tự đánh giá. Có thời gian GV có thể tổ chức tiếp cuộc thi giới thiệu ảnh các cảnh quan. GV cho điểm khuyến khích HS nào có lời giới thiệu hay nhất về một cảnh quan có ảnh minh họa ở các hình 19.3 19.10. Kết quả xếp hạng đánh giá gồm cả phần ghi bảng và phần trả lời câu hỏi.
Môi trường địa
lí
Kiểu khí hậu chính Kiểu thảm thực vật chính Nhóm đất chính
Đới lạnh - Cận cực lục địa - Đài nguyên - Đài nguyên
Đới ôn hòa
- Ôn đới lục địa (lạnh) - Ôn đới hải dương.
- Ôn đới lục địa (nửa khô hạn)
- Cận nhiệt gió mùa. - Cận nhiệt địa trung hải. - Cận nhiệt lục địa - Rừng lá kim. - Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. - Thảo nguyên. - Rừng cận nhiệt ẩm. - Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. - Hoang mạc và bán hoang mạc - Pôtdôn - Nâu và xám. - Đen. - Đỏ vàng. - Đỏ nâu - Xám Đới nóng
- Nhiệt đới lục địa - Nhiệt đới gió mùa - Xích đạo - Xa van - Rừng nhiệt đới ẩm - Rừng Xích đạo - Đỏ, nâu đỏ - Đỏ vàng (Feralit) - Đỏ vàng (feralit)
Hoạt động 2