* Bản đồ các dòng biển trên thế giới.
* Vẽ phóng to các hình 16.1, 16.2, 16.3 trong SGK.
* Một số hình ảnh về sóng bạc đầu, thủy triều và các hoạt động kinh tế của con người lợi dụng sóng, thủy triều và dòng biển.
III/ Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:
Mở bài: Nước các biển và đại dương không yên tĩnh mà luôn luôn vận động. Đó là các vận động nào và vì sao lại có các vận động đó? Những vấn đề này sẽ được chúng ta lí giải trong bài học hôm nay.
Hoạt động 1
Tìm hiểu về sóng biển
Hoạt động dạy và học Nội dung
Bước 1: GV giới thiệu các hình ảnh về sóng, sóng thần... và yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi: - Sóng biển là gì? HS quan sát hình ảnh đọc SGK,
thảo luận để rút ra kết luận.
- Nguyên nhân gây ra sóng biển là gì?
- Thế nào là sóng bạc đầu? HS trình bày được: + Do các giọt nước biển chuyển động lên cao, khi rơi xuống va đập vào nhau vỡ tung tóe thành bọt trắng xóa gọi là sóng bạc đầu.
- Sóng thần là gì?Nguyên nhân gây ra sóng thần? Em biết gì về đợt sóng thần gần đây gây thiệt hại lớn cho nhân loại?
Nguyên nhân gây ra sóng thần do: + Động đất.
+ Núi lửa phun ngầm dưới đáy biển. + Bão.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày, các
I/ Sóng:
- Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: gây ra sóng biển chủ yếu do gió.
- Sóng thần là sóng thường có chiều cao khoảng 20 - 40 m, có tốc độ truyền ngang đạt tới 400 - 800 km/h. Sóng thần khi tràn vào bờ có sức phá hoại rất lớn.
nhóm khác bổ sung, GV chuẩn xác kiến thức. - Thủy triều là gì?
HS nghiên cứu SGK trang 99 để trả lời.
- Nguyên nhân gây ra thủy triều?Mặt trăng nhỏ
hơn nhiều so với Mặt Trời, nhưng lại có sức hút với khối nước biển rất lớn do Mặt trăng ở gần Trái Đất hơn so với Mặt Trời.
- Dao động thủy triều lớn nhất xảy ra khi nào? Khi đó ở Trái Đất sẽ thấy Mặt trăng như thế nào?
HS quan sát hình 16.1 và 16.2 : triều cường xuất hiện ở 2 thời điểm: - Không trăng (1 âm lịch)
- Trăng tròn (15 âm lịch).
- Dao động thủy triều nhỏ nhất xảy ra khi nào? Khi đó ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?
HS quan sát hình 16.1 và 15.3: Triều kém xuất hiện ở các thời điểm trăng khuyết tương ứng với các vị trí 2 và 4 trong hình 16.1.
GV: Chúng ta đã được biết về các dòng sông trên lục địa, giữa đại dương cũng có những dòng nước chảy liên tục thành dòng, đó chính là các dòng hải lưu hay dòng biển mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong mục III sau đây.