ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ

Một phần của tài liệu giáo án địa 10 hk1 (Trang 32 - 35)

- Tam giác châu 

ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ

I/ Mục tiêu: 1Kiến thức:

* Xác đinh được vị trí các vành đai động đất, núi lửa, vùng núi trẻ trên bản đồ.

* Giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên thế giới; nêu được mối quan hệ của các khu vực nói trên với các mảng kiến tạo.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, xác định vị trí của các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ.

* Trình bày, phân tích và giải thích sự liên quan giữa các khu vực trên bằng bản đồ ( lược đồ).

II/ Đồ dùng dạy - học: *Bản đồ tự nhiên thế giới.

* Các mảng kiến tạo của thạch quyển (hình 7.3 phóng to)

* Các vành đia núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ (hình 10 phóng to)

* một số hình ảnh, băng hình (nếu có) về động đất, núi lửa, các miền núi tiêu biểu trên thế giới.

III/ Hoạt động dạy - học:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Quá trình bóc mòn là gì? kể tên một số dạng địa hình được hình thành do quá trình bóc mòn.

3. Bài mới:

Mở Bài: Trên thế giới các hiện tượng động đất núi lửa và địa hình núi trẻ thường được phân bố ở một số vùng nhất định. Đó là những vùng nào và các vùng có liên quan gì đến các mảng kiến tạo của thạch quyển không? Bài thực hành hôm nay sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về các vấn đề đó.

Hoạt động 1:

Xác định các vành đai động đất, núi lửa, Các vành đai núi trẻ trên bản đồ

Hoạt động dạy và học Nội dung

Hoạt động 1: Nhóm

- Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

Nhóm 1: Xác định vị trí một số vùng có nhiều động đất, núi lửa, nhận xét và giải thích.

Nhóm 2: Nêu tên và xác định vị trí các vùng có núi trẻ trên thế giới, nhận xét và giải thích.

Gợi ý: Nhóm 1 HS tìm trên bản đồ một số vành đai:

+ Vành đai lửa TBD.

1. xác định các vành đai động đất,

núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ:

- Các vành đai núi lửa, động đất: + Vành đai núi lửa Thái Bình Dương. + Khu vực Địa Trung Hải.

+ Khu vực Đông Phi...

+ Vùng núi ngầm đại dương Đại Tây Dương.

+ Khu vực Địa Trung Hải. + Khu vực Đông Phi.

Nhóm 3: Tìm các dãy núi trẻ Anpơ, Capca, Pirênê, Himalaya, coocđie và Anđet.

+ Dựa vào lược đồ các mảng, nhận xét sự hình thành của các dãy núi trẻ có liên quan gì đến sự tiếp xúc các mảng.

+ Núi già: là núi hình thành cách đây hàng triệu năm, có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng và nông.

+ Núi trẻ: là núi hình thành cách đây vài chục triệu năm, có đỉnh nhọn sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.

Hiện nay núi trẻ vẫn đang được nâng cao thêm. - Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau.

- Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.

+ khu vực Nam Âu - Địa Trung Hải...

- Các vùng núi trẻ tiêu biểu: + Hi - ma - lay - a (Châu á)

+ Coóc - đi - e, An - đét (Châu Mĩ). + An - pơ, Cap - ca, Pi - rê - nê (Châu Âu)...

Hoạt động 2:

Nhận xét về sự phân bố của các vành đai núi lửa, Động đất và các vùng núi trẻ.

Hoạt động dạy và học Nội dung

Hoạt động 2: Cặp/ Nhóm

- Bước 1: HS dựa vào hình 10 và kiến thức đã học, hãy trình bày mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo của thạch quyển và giải thích.

- Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau.

- Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.

GV chuẩn kiến thức

GV kết luận: Vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường phân bố ở khu vực tiếp xúc của những địa mảng.

GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự phân bố của các khu vực có động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ?

HS so sánh, đối chiếu vị trí của các khu vực có động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ để rút ra nhận

2. Nhận xét:

- Sự phân bố của núi lửa, động đất, các vùng núi trẻ thường trùng khớp với nhau.

- Các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường nằm ở các vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo của thạch quyển.

xét.

- Sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ có liên quan gì đến các mảng kiến tạo của thạch quyển?

HS quan sát, đối chiếu hình 10, với hình 7.3 chú ý các đường ranh giới của các địa mảng và các dải phân bố động đất, núi lửa.

HS đối chiếu bản đồ tự nhiên thế giới với hình 7.3 để thấy được sự liên quan giữa các vùng núi trẻ và ranh giới giữa các địa mảng.

Đại diện HS trình bày, nhận xét, các HS khác góp ý bổ sung, GV chuẩn xác...nêu kết luận.

- Giải thích vì sao lại như vậy?

HS nhớ lại nội dung thuyết kiến tạo mảng (Bài 7),

khi các mảng kiến tạo chuyển động sẽ tạo ra các hình thức tiếp xúc và hậu quả như thế nào?

- Nguyên nhân: khi các mảng kiến tạo dịch chuyển xô chờm vào nhau hoặc tách dãn xa nhau thì tại vùng tiếp xúc giữa chúng sẽ là nơi xảy ra các hiện tượng động đất, núi lửa, các hoạt động tạo núi...

IV. đánh giá

Mối quan hệ giữa các vành đai động đất, núi lửa, sinh khoáng và sự tiếp xúc của các mảng. Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ có liên quan gì đến các mảng kiến tạo của thạch quyển. Giải thích vì sao lại như vậy?

V. hoạt động nối tiếp

Một phần của tài liệu giáo án địa 10 hk1 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)