* Máy tính cá nhân
* Giấy vẽ hoặc giấy kẻ ô li
III/ Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi? 3. Bài mới:
Mở bài: Chúng ta đã được làm quen với một số loại biểu đồ, trong bài học hôm nay chúng ta sẽ thực hiện vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia.
Hoạt động 1
Vẽ biểu đồ hình cột
Bước 1: GV yêu cầu HS nêu lại cách vẽ biểu đồ hình cột, trong trường hợp cụ thể của bài,
ta nên vẽ như thế nào?
Đại diện HS trả lời, GV chuẩn xác cách vẽ: vẽ hệ tọa độ gồm:
- Trục ngang đủ dài để thể hiện trên đó tên của 6 quốc gia. - Hai đầu trục ngang là 2 trục tung:
+ Một trục thể hiện số dân (triệu người)
+ Một trục thể hiện sản lượng lương thực (triệu tấn)
- Mỗi quốc gia vẽ 2 cột: một cột thể hiện số dân, một cột thể hiện sản lượng lương thực. - Viết chú giải và ghi tên biểu đồ.
Bước 2: HS tự vẽ biểu đồ
GV đưa ra bản vẽ hoàn chỉnh để HS so sánh. Sau đây là một cách vẽ biểu đồ đã hoàn chỉnh:
Hoạt động 2:
Tính bình quân lương thựctheo đầu người
Hỏi: Để tính bình quân sản lượng lương thực theo đầu người, ta phải làm như thế nào? GV chuẩn xác công thưc:
Sản lượng lương thực cả năm Bình quân lương thực theo đầu người =
GV yêu cầu HS vận dụng công thức để tính bình quân lương thực của thế giới và của các nước, GV chuẩn xác đáp số như sau:
Sản lượng lương thực, dân số và bình quân lương thực của một số nước trên thế giới năm 2002
Nước Sản lượng lương thực ( triệu tấn) (triệu người) Dân số Bình quân lương thực (kg/người)
Trung Quốc 401,8 1287,6 312,1 Hoa Kì 299,1 287,4 1040,7 ấn Độ 222,8 1049,5 212,3 Pháp 69,1 59,5 1161,3 In-đô-nê-xi-a 57,9 217 266,8 Việt Nam 36,7 79,7 460,5 Toàn thế giới 2032 6215 327 Hoạt động 3: Nêu nhận xét Hỏi: Qua kết quả tính toán, em có nhận xét gì?
Đại diện HS phát biểu ý kiến, các HS khác góp ý bổ sung, GV chuẩn xác:
- Trong bảng số liệu, 4 nước đông dân nhất là: Trung Quốc, ấn Độ, Hoa Kì, Inđônêxia. Đây cũng chính là 4 nước đông dân nhất thế giới.
- Những nước có sản lượng lương thực lớn là Trung Quốc, Hoa Kì và ấn Độ. - Các nước có thành tựu đặc biệt trong sản xuất lương thực là Hoa Kì và Pháp.
+ So với toàn thế giới Hoa Kì chỉ chiếm 4,6% số dân nhưng có sản lượng lương thực đạt 14,7% nên bình quân lương thực đạt 1040 kg/người, cao gấp 3,2 lần mức trung bình của thế giới.
+ So với toàn thế giới Pháp chỉ chiếm 0,9% số dân nhưng có sản lượng lương thực đạt 3,4% nên bình quân lương thực đạt 1.161 kg/người, cao gấp hơn 3,5 lần mức trung bình của thế giới.
- Các nước Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia tuy có sản lượng lương thực cao nhưng lại có quy mô dân số lớn nên có mức bình quân lương thực/ người thấp hơn mức trung bình của thế giới. trong đó, bình quân lương thực trên người thấp nhất là ấn Độ do nước này chiếm tới 16,9% dân số thế giới nhưng lại chỉ sản xuất được 11% sản lượng lương thực thế giới. - So với toàn thế giới, Việt Nam có số dân chiếm 1,3% nhưng sản lượng lương thực chiếm 1,8%. Mức bình quân lương thực/ người của nước ta vào loại khá, đạt 460 kg/ người cao gấp 1,4 lần mức trung bình thế giới. Đây là kết quả của công tác vận động kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát sự gia tăng dân số đồng thời áp dụng chính sách đổi mới khuyến khích phát triển sản xuất trong nông nghiệp ở nước ta.
IV/ Củng cố, dặn dò:
- HS tự trao đổi, đánh giá kết quả bài thực hành của nhau.
- GV nhận xét chung tinh thần, kết quả làm việc của lớp. Chấm điểm một số bài thực hành tiêu biểu để động viên HS