1. Khí áp. Nguyên nhân thay đổi khí áp:
a) Khí áp: Khí áp là sức nén của không khí xuống mặt Trái Đất.
b) Nguyên nhân thay đổi khí áp: - Do độ cao thay đổi.
Càng lên cao khí áp càng giảm.
- Do nhiệt độ thay đổi.
Nhiệt độ tăng , khí áp giảm và ngược lại.
Nhiệt độ tỉ lệ nghịch với khí áp - Do độ ẩm thay đổi.
Không khí càng chứa nhiều hơi nước thì khí áp càng giảm.
nhẹ hơn một lit không khí khô. Khi nhiệt độ tăng, hơi nước bốc lên chiếm chỗ của không khí khô làm cho khí áp giảm.
Dựa vào hình 12.1 và sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết:
Trên bề mặt Trái Đất, khí áp được phân bố như thế nào?
HS quan sát kĩ hình 12.1 để nêu được khí áp phân bố thành các đai. các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo. + Dọc Xích đạo là đai áp thấp.
+ Dọc 2 vĩ tuyến 300B và 300N là 2 đai áp cao. + Dọc 2 vĩ tuyến 600B và 600N là 2 đai áp thấp. + Tại 2 cực Bắc và Nam là 2 đai áp cao.
- Thực tế các đai khí áp có liên tục không?
HS dựa nội dung SGK trang 44, kiến thức đã học ở lớp 6 để trả lời.
- Nguyên nhân chủ yếu: Do sự phan bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
2. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất:
- Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.
- Thực tế các đai khí áp bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt.
Hoạt động 2:
Nghiên cứu về một loại gió chính
Hoạt động dạy và học Nội dung
Bước 1: GV cho HS quan sát hình 12.1, yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức đã học để nêu khái niệm về gió, nguyên nhân sinh ra gió và sự lệch hướng chuyển động của gió do ảnh hưởng của lực Cơ - ri - ô- lit.
Bước 2: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm nghiên cứu theo các câu hỏi gợi ý của GV
Nhóm 1; 2 tìm hiểu về gió mậu dịch và gió Tây ôn đới.
- Nhóm 3; 4 tìm hiểu về gió mùa,
- Nhóm 5; 6 tìm hiểu về gió địa phương.
Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức. GV: Các đai áp tồn tại quanh năm là các đai áp động lực làm phát sinh các loại gió họat động quanh năm và phân bố theo các vành đai như gió mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
HS quan sát hình 12.1 và dựa vào nội dung phần