8. Những chữ viết tắt trong luận văn
2.2.6. Hoạt động củng cố bài giải
- Thảo luận theo nhóm hay làm việc cá nhân.
- Tìm hiểu các thông tin liên quan.
- Lập bảng, vẽ đồ thị… nhận xét về tính qui luật của hiện tượng. - Trả lời các câu hỏi của GV. - Tranh luận với bạn bè trong nhóm hoặc trong lớp… - Rút ra nhận xét hay kết luận từ những
thông tin thu được.
- Đánh giá nhận xét, kết luận của HS. - Đàm thoại gợi mở, chất vấn HS. - Hướng dẫn HS cách lập bảng, vẽ đồ thị và rút ra nhận xét, kết luận. - Tổ chức trao đổi trong nhóm, lớp. - Tổ chức hợp tác hóa kết luận. - Hợp thức về thời gian.
2.2.5. Hoạt động truyền đạt thông tin
Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Trả lời câu hỏi. - Giải thích các vấn đề. - Trình bày ý kiến, nhận xét, kết luận. - Báo cáo kết quả. - Gợi ý hệ thống câu hỏi, cách trình bày vấn đề. - Gợi ý nhận xét, kết luận bằng lời hoặc bằng hình vẽ.
- Hướng dẫn mẫu báo cáo.
2.2.6. Hoạt động củng cố bài giải Hoạt động của HS Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm - Vận dụng vào thực tiễn. - Ghi chép những kết luận cơ bản. - Giải bài tập.
- Nêu câu hỏi, tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. - Hướng dẫn trả lời. - Ra bài tập vận dụng. - Đánh giá, nhận xét giờ dạy. 2.2.7. Hoạt động hướng dẫn học tập ở nhà Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Ghi câu hỏi, bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi, bài tập về nhà.
Chương 3. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 3.1. Phương pháp tích cực hóa
3.1.1. Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh
Tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS là một trong những nhiệm vụ của thầy giáo trong nhà trường và cũng là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy
học. Tuy không phải là vấn đề mới, nhưng trong xu hướng đổi mới dạy học hiện nay thì việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS là một vấn đề được đặc biệt quan tâm.
Trong đó HS chuyển từ vai trò là người thu nhận thông tin sang vai trò chủ động, tích cực
tham gia tìm kiếm kiến thức. Còn thầy giáo chuyển từ người truyền thông tin sang vai trò người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ để HS tự mình khám phá kiến thức mới.
Quá trình tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS sẽ góp phần làm cho mối quan
hệ giữa dạy và học, giữa thầy và trò ngày càng gắn bó và hiệu quả hơn.
Tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS là biện pháp phát hiện những quan niệm
sai lệch của HS qua đó thầy giáo có biện pháp để khắc phục những quan niệm đó. Vì thế
việc khắc phục những quan niệm của HS có vai trò quan trọng trong nhà trường nhằm
tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.
3.1.2. Các biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh
Tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS có liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó
các yếu tố như động cơ, hứng thú học tập, năng lực, ý chí của cá nhân, không khí dạy học đóng vai trò rất quan trọng. Các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng tới
việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong học tập. Trong đó có nhiều yếu tố là kết quả của một quá trình hình thành lâu dài và thường xuyên, không phải là kết quả của
một giờ học mà là kết quả của cả một giai đoạn, là kết quả của sự phối hợp nhiều người,
nhiều lĩnh vực và cả xã hội.
Để có thể tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong quá trình học tập chúng
ta cần phải chú ý đến một số biện pháp chẳng hạn như: Tạo ra và duy trì không khí dạy
học trong lớp; xây dựng động cơ hứng thú học tập cho HS; giải phóng sự lo sợ HS. Bởi
chúng ta không thể tích cực hoá trong khi học sinh vẫn mang tâm lý lo sợ, khi các em không có động cơ và hứng thú học tập và đặt biệt là thiếu không khí dạy học. Do đó với
vai trò của mình, thầy giáo phải là người góp phần quan trọng trong việc tạo ra những điều kiện tốt nhất để cho HS học tập, rèn luyện và phát triển. Sau đây chúng ta đi vào một
số biện pháp cụ thể:
Tạo ra và duy trì không khí dạy học trong lớp nhằm tạo ra môi trường thuận lợi
cho việc học tập và phát triển của HS. Trong môi trường đó HS dễ dàng bộc lộ những
hiểu biết của mình và sẵn sàng tham gia tích cực vào quá trình dạy học, vì khi đó tâm lý
Khởi động tư duy gây hứng thú học tập cho HS. Trước mỗi tiết học tư duy của
HS ở trạng thái nghỉ ngơi. Vì vậy, trước hết thầy giáo phải tích cực hoá hoạt động nhận
thức của HS ngay từ khâu đề xuất vấn đề học tập nhằm vạch ra trước mắt HS lý do của
việc học và giúp các em xác định được nhiệm vụ học tập. Đây là bước khởi động tư duy
nhằm đưa HS vào trạng thái sẵn sàng học tập, lôi kéo HS vào không khí dạy học. Khởi động tư duy chỉ là bước mở đầu, điều quan trọng hơn là phải tạo ra và duy trì không khí dạy học trong suốt giờ học. HS càng hứng thú học tập bao nhiêu, thì việc thu nhận kiến
thức của các em càng chủ động tích cực bấy nhiêu. Muốn vậy cần phải chú ý đến việc tạo
các tình huống có vấn đề nhằm gây sự xung đột tâm lý của học sinh. Điều này rất cần
thiết và cũng rất khó khăn, nó đòi hỏi sự cố gắng, nổ lực và năng lực sư phạm của thầy
giáo. Ngoài ra cũng cần chú ý tới logic của bài giảng. Một bài giảng gồm các mắt xích
nối với nhau chặt chẽ , phần trước là tiền đề cho việc nghiên cứu phần sau, phần sau bổ
xung làm rõ phần trước. Có như vậy thì nhịp độ hoạt động, hứng thú học tập và quá trình nhận thức của HS mới tiến triển theo một mạch liên tục không bị ngắt quãng.
Khai thác và phối hợp các phương pháp dạy học một cách có hiệu quả, đặc biệt chú
trọng tới các phương pháp dạy học tích cực. Việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của
HS phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và điều khiển quá trình dạy học của thầy giáo.
Bởi vậy, trong tiến trình dạy học, thầy giáo cần phải lựa chọn và sử dụng các phương
pháp dạy học hiệu quả, đặc biệt là các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp
nêu vấn đề; phương pháp phát triển hệ thống câu hỏi; phương pháp thực nghiệm… có như vậy mới khuyến khích tính tích cực sáng tạo của HS trong học tập.
Tổ chức cho HS hoạt động. Thầy giáo và HS là những chủ thể của quá trình dạy
học, vì thế tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS phải do chính những chủ đề này quyết định. Trong việc xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng chủ thể có ý nghĩa rất quan
trọng, nó giúp cho chủ thể định hướng hoạt động của mình. Trong giờ học thầy giáo không được làm thay HS, mà phải đóng vai trò là người tổ chức quá trình học tập của HS, hướng dẫn HS đi tìm kiếm kiến thức mới. Còn HS phải chuyển từ vai trò thụ động sang
chủ động tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình học tập tránh tình trạng ngồi chờ và ghi chép một cách máy móc. Muốn vậy, cần phải tăng cường hơn nữa việc tổ chức cho
học sinh thảo luận và làm việc theo nhóm.
3.1.3. Những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực
a. Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông
qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của HS
Dạy học thay vì lấy “dạy” làm trung tâm sang lấy “học” làm trung tâm. Trong
phương pháp tổ chức, người học – đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể
của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các họat động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ
động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời
sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này, GV không chỉ giản đơn
truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Nội dung và PPDH phải giúp cho từng
HS biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng, thực
hiện thầy chủ đạo, trò chủ động: “Hoạt động làm cho lớp học ồn ào hơn, nhưng là sự ồn
ào hiệu quả”.
b. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của
học sinh
PPDHTC xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện
pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ
thuật, công nghệ phát triển như vũ bão – thì không thể nhồi nhét vào đầu óc HS khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho trẻ phương pháp học ngay từ
cấp Tiểu học và càng lên cao hơn càng phải được chú trọng.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nấu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy
học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề
phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV.
c. Dạy học phân hóa kết hợp với hợp tác
Trong một lớp học trình độ kiến thức, tư duy của HS thường không thể đồng đều, vì vậy khi áp dụng PPDHTC buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, mức độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động độc lập. Áp dụng PPDHTC ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng lớn. Việc
sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể
hóa họat động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi HS.
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội
d. Kết hợp đánh giá của thầy, đánh giá của bạn với tự đánh giá
Hoạt động đánh giá đa dạng : đánh giá chính thức và không chính thức ; đánh giá
bằng định tính và định lượng ; đánh giá bằng kết quả và bằng biểu lộ thái độ - tình cảm ; đánh giá thông qua sản phẩm được giới thiệu và định hướng phát triển các mối quan hệ
xã hội.
e. Tăng cường khả năng, kĩ năng vận dụng vào thực tế: phù hợp với điều kiện
thực tế về cơ sở vật chất, về đội ngũ GV, khả năng của HS, tối ưu các điều kiện hiện có.
Sử dụng các PPDH, thiết bị dạy học hiện đại khi có điều kiện. 3.1.4. Các phương pháp dạy học tích cực
Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống.
Trong hệ thống cáac PPDH quen thuộc được đào tạo trong các trường sư phạm nước ta từ
mấy thập kỉ nay cũng đã có nhiều phương pháp tích cực. Các sách lí luận dạy học đã chỉ
rõ, về mặt hoạt động nhận thức, thì phương pháp thực hành là “tích cực” hơn phương
pháp trực quan, phương pháp trực quan thì “sinh động” hơn phương pháp thuyết trình. Muốn thực hiện dạy và học tích cực thì cần phát triển phương pháp thực hành
phương pháp trực quan theo kiểu tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứu phát hiện, nhất là khi dạy các môn khoa học thực nghiệm.
Trên bước đường nâng cao chất lượng dạy học, người ta đã cố gắng đi tìm những phương hướng mới để vận dụng vào dạy học trong nhà trường. Điều cốt yếu là phải lựa
chọn và sử dụng các phương pháp sao cho phù hợp với nội dung bài dạy, trong đó cần
chú ý khai thác các kỹ thuật dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập của HS, tích cực
hóa các hoạt động tư duy HS, hình thành ở HS kỹ năng độc lập, năng động, sáng tạo…Vì không chủ tâm đi sâu vào tất cả các PPDH này nên tôi chỉ có thể kể ra sau đây là một số
PPDH tích cực như: - PPDH chương trình hóa - PPDH vấn đáp, đàm thoại - PPDH khám phá - PPDH hợp tác - PP tự học - PP diễn giảng - PPDH giải quyết vấn đề - PPDH thực nghiệm ………
Trong các PPDH trên thì PPDH giải quyết vấn đề, PPDH thực nghiệm, PP tự học là PP diễn giảng là các PP chủ yếu trong những phương pháp theo hướng phát huy tính tích
cực của HS có hiệu quả mà ở trường THPT áp dụng rộng rãi và nhiều nhất. Nên đây là
3.2. Phương pháp giải quyết vấn đề
3.2.1. Khái niệm
Là phương pháp dạy học chuyên biệt, theo một cấu trúc mà trong đó mọi hoạt động
của thầy đều hướng vào một mục đích là kích thích và hỗ trợ để HS tìm kiếm lời giải của
bài toán, giữ nhiệm vụ trung tâm, chỉ đạo. Đó là xây dựng bài toán “tìm tòi” Ơristic. GV dạy cho HS thói quen tìm tòi giải quyết vấn đề theo cách của các nhà khoa học. Cách xây dựng này đã lôi kéo HS tự giác tham gia vào giải quyết nhiệm vụ học tập của mình, phát huy hoạt động nhận thức tự chủ, tích cực của bản thân; giúp HS chiếm lĩnh kiến thức một
cách sâu sắc, vững chắc và vận dụng được. Bên cạnh đó, kiểu dạy học này còn giúp phát triển trí tuệ, năng lực của HS. Bài toán nhận thức có thể được xây dựng trên cơ sở một phương pháp dạy học cụ thể nào đó như diễn giảng, thuyết trình, thí nghiệm …Lúc đó các phương pháp này được gọi là diễn giảng nêu vấn đề, thí nghiệm nêu vấn đề …
Ta có thể nhận biết và tiếp cận phương pháp dạy học nêu vấn đề bằng 3 đặc trưng cơ bản của nó:
- GV đặt ra trước HS bài toán nhận thức (tình huống học tập) nhưng được cấu trúc
một cách sư phạm để tình huống đó trở thành tình huống có vấn đề đối với HS.
- HS có tiếp nhận tình huống đó để trở thành nhiệm vụ học tập của mình hay không. Tức là lúc đó, trong HS xuất hiện trạng thái tâm lí đặc biệt, có nhu cầu bức bách muốn
giải quyết bằng được tình huống đó, bằng cách các em đề xuất được một số giả thuyết để