Các biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng học tập vật lí khi giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nâng cao (Trang 49 - 50)

8. Những chữ viết tắt trong luận văn

3.1.2. Các biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh

Tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS có liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó

các yếu tố như động cơ, hứng thú học tập, năng lực, ý chí của cá nhân, không khí dạy học đóng vai trò rất quan trọng. Các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng tới

việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong học tập. Trong đó có nhiều yếu tố là kết quả của một quá trình hình thành lâu dài và thường xuyên, không phải là kết quả của

một giờ học mà là kết quả của cả một giai đoạn, là kết quả của sự phối hợp nhiều người,

nhiều lĩnh vực và cả xã hội.

Để có thể tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong quá trình học tập chúng

ta cần phải chú ý đến một số biện pháp chẳng hạn như: Tạo ra và duy trì không khí dạy

học trong lớp; xây dựng động cơ hứng thú học tập cho HS; giải phóng sự lo sợ HS. Bởi

chúng ta không thể tích cực hoá trong khi học sinh vẫn mang tâm lý lo sợ, khi các em không có động cơ và hứng thú học tập và đặt biệt là thiếu không khí dạy học. Do đó với

vai trò của mình, thầy giáo phải là người góp phần quan trọng trong việc tạo ra những điều kiện tốt nhất để cho HS học tập, rèn luyện và phát triển. Sau đây chúng ta đi vào một

số biện pháp cụ thể:

 Tạo ra và duy trì không khí dạy học trong lớp nhằm tạo ra môi trường thuận lợi

cho việc học tập và phát triển của HS. Trong môi trường đó HS dễ dàng bộc lộ những

hiểu biết của mình và sẵn sàng tham gia tích cực vào quá trình dạy học, vì khi đó tâm lý

 Khởi động tư duy gây hứng thú học tập cho HS. Trước mỗi tiết học tư duy của

HS ở trạng thái nghỉ ngơi. Vì vậy, trước hết thầy giáo phải tích cực hoá hoạt động nhận

thức của HS ngay từ khâu đề xuất vấn đề học tập nhằm vạch ra trước mắt HS lý do của

việc học và giúp các em xác định được nhiệm vụ học tập. Đây là bước khởi động tư duy

nhằm đưa HS vào trạng thái sẵn sàng học tập, lôi kéo HS vào không khí dạy học. Khởi động tư duy chỉ là bước mở đầu, điều quan trọng hơn là phải tạo ra và duy trì không khí dạy học trong suốt giờ học. HS càng hứng thú học tập bao nhiêu, thì việc thu nhận kiến

thức của các em càng chủ động tích cực bấy nhiêu. Muốn vậy cần phải chú ý đến việc tạo

các tình huống có vấn đề nhằm gây sự xung đột tâm lý của học sinh. Điều này rất cần

thiết và cũng rất khó khăn, nó đòi hỏi sự cố gắng, nổ lực và năng lực sư phạm của thầy

giáo. Ngoài ra cũng cần chú ý tới logic của bài giảng. Một bài giảng gồm các mắt xích

nối với nhau chặt chẽ , phần trước là tiền đề cho việc nghiên cứu phần sau, phần sau bổ

xung làm rõ phần trước. Có như vậy thì nhịp độ hoạt động, hứng thú học tập và quá trình nhận thức của HS mới tiến triển theo một mạch liên tục không bị ngắt quãng.

Khai thác và phối hợp các phương pháp dạy học một cách có hiệu quả, đặc biệt chú

trọng tới các phương pháp dạy học tích cực. Việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của

HS phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và điều khiển quá trình dạy học của thầy giáo.

Bởi vậy, trong tiến trình dạy học, thầy giáo cần phải lựa chọn và sử dụng các phương

pháp dạy học hiệu quả, đặc biệt là các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp

nêu vấn đề; phương pháp phát triển hệ thống câu hỏi; phương pháp thực nghiệm… có như vậy mới khuyến khích tính tích cực sáng tạo của HS trong học tập.

Tổ chức cho HS hoạt động. Thầy giáo và HS là những chủ thể của quá trình dạy

học, vì thế tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS phải do chính những chủ đề này quyết định. Trong việc xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng chủ thể có ý nghĩa rất quan

trọng, nó giúp cho chủ thể định hướng hoạt động của mình. Trong giờ học thầy giáo không được làm thay HS, mà phải đóng vai trò là người tổ chức quá trình học tập của HS, hướng dẫn HS đi tìm kiếm kiến thức mới. Còn HS phải chuyển từ vai trò thụ động sang

chủ động tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình học tập tránh tình trạng ngồi chờ và ghi chép một cách máy móc. Muốn vậy, cần phải tăng cường hơn nữa việc tổ chức cho

học sinh thảo luận và làm việc theo nhóm.

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng học tập vật lí khi giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nâng cao (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)