Kỹ năng quan sát, đo lường

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng học tập vật lí khi giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nâng cao (Trang 36)

8. Những chữ viết tắt trong luận văn

2.1.4. Kỹ năng quan sát, đo lường

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, do đó việc khai thác các thí nghiệm nhằm tạo ra tình huống có vấn đề là một thế mạnh rất cần được phát huy. Thí nghiệm VL là sự tác

động có chủ định, có hệ thống của con người vào các đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận được tri thức mới.

Cả lý luận và thực tiễn dạy học cho thấy, HS phổ thông không thể tự sử dụng thành thạo các TN, lắp ráp tiến hành các TN một cách có hiệu quả mà không có sự hỗ trợ,

hướng dẫn của GV. Khi làm TN không thành công, HS thường tỏ ra chán nản và mất đi

lòng tự tin vào bản thân. Chính vì vậy GV cần phải kiên trì, có kế hoạch tỉ mỉ và vận dụng kết quả TN của GV và TN của HS để rèn luyện dần những kỹ năng tối thiểu mà một HS cần phải đạt được, nhất là kỹ năng quan sát và đo lường trong thực hành TN. Điều

này đặc biệt quan trong đối với HS, làm cho các em có điều kiện tiếp xúc với các dụng cụ đo lường, thiết bị kỹ thuật thông dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Kỹ năng quan sát, đo lường rất cần thiết cho HS khi tiến hành thí nghiệm, nó được thể hiện xuyên suốt qua những phần chính của bài TN thực hành như:

- Mục đích TN: nêu lên được các mục tiêu cụ thể cần phải đạt được sau khi HS làm TN.

- Cơ sở lí thuyết: nêu những điểm chính về nội dung các kiến thức đã biết sẽ được vận dụng trong bài TN.

- Thiết bị TN: quan sát, liệt kê những dụng cụ cần sử dụng, giới thiệu nguyên tắc sử

dụng và cách sử dụng chúng.

- Tiến trình TN: cách lắp ráp dụng cụ có sơ đồ kèm theo, trình tự các thao tác TN,

các phép đo, các bảng số liệu cần thu thập.

- Xử lí kết quả TN: bao gồm cả các số liệu đo đạc được và tính sai số phép đo.

- Rút ra kết luận: đáp ứng các mục tiêu đặt ra.

- Báo cáo TN: nêu nội dung mà HS cần viết báo cáo, thường không yêu cầu nêu lại tiến trình TN, các thao tác đã thực hiện mà chỉ trình bày các kết quả quan sát, đo đạc, tính toán, kết luận rút ra và trả lời những câu hỏi nhằm đào sâu, mở rộng nội dung bài TN, nêu nguyên nhân sai số và cách khắc phục.

Như vậy để thực hiện tốt bài TN, ngoài việc HS phải nắm được mục đích TN, ôn

tập kiến thức liên quan… thì kỹ năng quan sát, đo lường là vô cùng quan trọng, nó đòi hỏi HS phải biết quan sát và đo đạc một cách chính xác nhất để thu được kết quả tốt nhất, ít sai số nhất.

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng học tập vật lí khi giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nâng cao (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)