Kỹ năng xử lý thông tin

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng học tập vật lí khi giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nâng cao (Trang 34 - 35)

8. Những chữ viết tắt trong luận văn

2.1.2. Kỹ năng xử lý thông tin

Hoạt động xử lý thông tin đòi hỏi tư duy sáng tạo cao. HS được hướng dẫn tạo lập và thực hiện kế hoạch xử lý những thông tin thu thập được nhằm rút ra những kết luận cần thiết. Hoạt động xử lý thông tin có thể là:

a. Xây dựng bảng, biểu đồ, vẽ đồ thị

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thông kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm không thể ghi chép các số liệu nguyên thủy vào tài liệu mà phải sắp xếp

chúng để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình

bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao: những con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, phân tích chỉ số trung bình. Từ đó, HS có thể rút ra quy luật của hiện tượng.

b. Rút ra kết quả bằng suy luận quy nạp, suy luận tương tự, trừu tượng hóa và khái quát hóa

Xử lí logic đối với các thông tin định tính là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ

thống các sự kiện được xem xét. Sau đó, rút ra kết luận từ những sự kiện, dữ liệu đã có. - Suy luận quy nạp hoàn toàn: Phép quy nap hoàn toàn là phép suy luận đi từ việc khảo sát tất cả các trường hợp riêng, rồi nhận xét để nêu kết luận chung cho tất cả các

trường hợp riêng đó và chỉ cho những trường hợp riêng ấy mà thôi.

- Suy luận tương tự: Suy luận tương tự là phép suy luận đi từ một số sự giống nhau của một số thuộc tính nào đó của hai đối tượng để rút ra kết luận về sự giống nhau của

các thuộc tính khác của hai đối tượng đó. Tuy nhiên, kết luận của phép tương tự có thể đúng có thể sai.

- Trừu tượng hóa và khái quát hóa:

+ Trừu tượng hóa là thao tác trí tuệ, trong đó chủ thể dùng trí ốc gạt bỏ những thuộc tính, những bộ phận, những quan hệ…không cần thiết về phương diện nào đó và

chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết.

+ Khái quát hóa là thao tác trí tuệ trong đó chủ thể tư duy dùng trí óc để bao quát nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại, trên cơ sở chúng có một số thuộc tính chung về bản chất, những mối quan hệ mang tính quy luật. Kết quả của khái quát hóa cho ta một đặc điểm chung của hàng loạt sự vật, hiện tượng cùng loại.

 Hai thao tác tư duy này có mối liên hệ mật thiết với nhau, chi phối và bổ sung cho nhau. Có thể nói các thao tác tư duy không tồn tại biết lập mà có tác động tương hỗ

lẫn nhau. Nhờ phân tích mà chủ thể tư duy mới có thể phát hiện được các dấu hiệu, thuộc tính của các sự vật, hiện tượng. Dựa trên kết quả phân tích tư duy tiến hành so sánh nhằm tìm ra những dấu hiệu, thuộc tính khác và giống nhau. Trên cơ sở những thuộc tính giống

nhau đó, chủ thể loại bỏ những dấu hiệu, thuộc tính không cần thiết mà giữ lại những cái bản chất làm cơ sở cho việc khái quát ở giai đoạn tiếp theo. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, GV phải biết tao ra các tình huống có vấn để nhằm lôi cuốn, kích thích tư duy

của các em, từ đó hướng dẫn HS tiến hành các than tác để giải quyết nhiệm vụ học tập và chiếm lĩnh tri thức mới.

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng học tập vật lí khi giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nâng cao (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)