8. Những chữ viết tắt trong luận văn
2.1.5. Kỹ năng giải các bài tậpVL phổ thông
a. Khái niệm: Trong dạy học, bài tập VL được hiểu là một vấn đề được đặt ra đòi hỏi phải giải quyết nhờ những suy luận logic, những phép toán và thí nghiệm dựa trên các
định luật và PP VL. Bài tập VL có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố, mở rộng và hoàn thiện kiến thức. Nó rèn luyện cho HS khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nó
đòi hỏi HS hoạt động trí tuệ tích cực, tự lập và sáng tạo.
b. Tác dụng của bài tập VL trong dạy học Vật lí
- Bài tập Vật lí giúp HS lĩnh hội vững chắc kiến thức VL:
+ Để giải bài tập HS phải vận dụng những kiến thức có liên quan để giải quyết. Khi giải quyết được bài tập thì kiến thức mới thực sự được hiểu sâu sắc và trở thành vốn riêng của HS.
+ Trong giảng dạy GV có thể sử dụng bài tập dưới nhiều hình thức khác nhau,
nhưng hình thức phổ biến nhất là dùng bài tập để kiểm tra kiến thức của HS, thông qua
đó sẽ củng cố hoặc mở rộng kiến thức.
+ Khi giải những bài tập định tính, HS phải vận dụng những kiến thức đã học để
giải thích các hiện tượng VL xảy ra trong đời sống hay trong kỹ thuật. Đối với bài tập
định lượng, để thiết lập được các mối liên hệ, HS phải phân tích bản chất hiện tượng VL
để tìm ra các mối liên hệ có liên quan. Điều này giúp HS hiểu sâu hơn những quy luật, những khái niệm VL.
- Bài tập Vật lí là phương tiện để ôn tập và củng cố kiến thức:
+ Khi giải bài tập, HS phải nhớ lại các khái niệm, các định luật liên quan, HS phải
đào sâu một khía cạnh nào đó của kiến thức. Sau một bài học ta thường dùng bài tập để
củng cố kiến thức.
+ Cuối mỗi chương hay đề tài, GV thường dùng bài tập để ôn tập. Đặc biệt là những bài tập tổng hợp, HS phải ôn lại kiến thức một chương hay một phần chương trình. + Thông qua bài tập, GV sẽ hệ thống lại những quy tắc, công thức, những định luật VL, nhằm ôn tập và củng cố kiến thức cho HS.
- Bài tập Vật lí là phương tiện để phát huy tư duy và bồi dưỡng phương pháp
nghiên cứu khoa học cho HS:
+ Bài tập là tình huống có vấn đề để kích thích hoạt động tư duy. Khi giải bài tập, HS sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hơn và khái
quát hóa các suy luận logic để giải quyết vấn đề.
+ Giải bài tập là hình thức làm việc tự lực của HS, các em phải tự xây dựng lập luận, tự tìm PP giải và ngày càng tích lũy kinh nghiệm. Chính điều này đã hình thành
năng lực tự nghiên cứu và bồi dưỡng PP giải quyết các dạng bài tập.
- Bài tập Vật lí là phương tiện để HS liên hệ kiến thức vào thực tiễn đời sống và kĩ thuật:
+ Đối với bài tập định tính mà các “vấn đề” của bài tập gắn liền với kĩ thuật hay thực tiễn đời sống. Khi giải HS có dịp vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện
tượng VL trong đời sống, trong kỹ thuật, giúp HS liên hệ kiến thức được học với thực tiễn đời sống.
+ Đối với các bài tập định lượng mà các số liệu gắn liền với kỹ thuật hoặc các tình huống xuất phát từ kỹ thuật. Khi giải quyết các bài toán, HS có dịp tìm hiểu tính năng tác
dụng của các thiết bị, nắm được các thông số kỹ thuật…
- Bài tập Vật lí là phương tiện để kiểm tra, đánh giá năng lực tư duy của HS:
+ Bài tập VL được coi là thước đo sự lĩnh hội kiến thức VL của HS. Thông qua bài tập GV sẽ đánh giá được mức độ thu nhận kiến thức cũng như năng lực tư duy của HS.
Đặc biệt đối với những bài toán tổng hợp thì GV đánh giá được HS cả bề rộng và cả
chiều sâu của kiến thức.
+ Thông qua việc giải bài tập GV cũng có cơ hội để rèn luyện cho HS những đức tính tốt như: tinh thần tự lập, tính cần cù, cẩn thận và tinh thần vượt khó.
c. Phân loại bài tập Vật lí
Dựa trên phương thức giải người ta phân ra các loại như:
- Bài tập định tính (hay bài tập câu hỏi)
+ Đặc điểm: không cần tính toán, nếu có chỉ là phép tính nhẩm. Đa số bài tập định tính yêu cầu HS giải thích hiện tượng VL hay chứng minh một kết luận.
+ Hướng giải quyết: Để giải bài tập định tính, HS phân tích quá trình VL xảy ra trong kỹ thuật hay trong tự nhiên để tìm các quy luật VL có liên quan, từ đó vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng VL, hay vận dụng công thức để chứng minh một kết luận nào đó.
- Bài tập định lượng (hay bài tập tính toán)
+ Đặc điểm: khi giải bài tập bắt buộc phải tính toán dựa trên các công thức, các
định luật VL. Tùy theo mức độ tính toán mà ta chia ra hai loại: bài tập tập dượt và bài tập tổng hợp.
+ Đối với các bài tập tính toán tập dượt, chủ yếu là vận dụng các công thức vừa học
để tính ra kết quả, loại này thường được áp dụng cuối mỗi tiết học.
+ Đối với bài tập tính toán tổng hợp, HS phải thiết lập nhiều mối liên hệ và các phép biến đổi toán học để giải quyết, loại bài tập này thường được dùng để ôn tập.
+ Hướng giải quyết: Để giải quyết bài tập định lượng, HS phải phân tích đề bài,
xác định dữ liệu đã cho và cái cần tìm. Từ đó xác định mối liên hệ với đại lượng cần tìm dựa vào các quy luật Vật lí. Trên cơ sở các mối liên hệ, HS có thể tính toán các đại lượng
trung gian để xác định đại lượng cần tìm, cuối cùng là biện luận để lấy kết quả phù hợp.
- Bài tập đồ thị:
+ Đặc điểm: các dữ liệu bài toán được cho là phải tìm trong các đồ thị cho trước hoặc ngược lại, đòi hỏi HS phải biểu thị quá trình diễn biến của hiện tượng nêu trong bài tập bằng đồ thị.
+ Hướng giải quyết: dựa vào đồ thị đã cho để khai thác các dữ liệu, từ đó tìm các mối liên hệ giữa các đại lượng VL, hoặc sử dụng dữ liệu đã cho để vẽ các đồ thị, rồi từ đồ
thị xác định các đại lượng cần tìm.
- Bài tập thí nghiệm:
+ Đặc điểm: bài tập TN là bài tập khi giải phải làm TN để lấy các số liệu cần thiết cho việc giải bài tập.
+ Hướng giải quyết: để giải bài tập TN, HS phải lập phương án TN và lắp ráp TN
để lấy các số liệu đo từ TN. Trên cơ sở các số liệu, dựa vào các quy luật VL để tính toán
ra các định lý cần tìm.
Dựa vào đặc trưng về nội dung ta phân ra các loại như:
- Bài tập có nội dung theo đề tài của môn VL: người ta phân biệt các bài tập về cơ
học, về VL phân tử, về điện….sự phân chia như vậy có tính quy ước. Bởi vì kiến thức sử
dụng trong một bài tập thường không chỉ lấy từ một chương mà có thể lấy từ những phần khác nhau của SGK. Việc phân chia thành từng nhóm mang tính thống kê dùng để làm tư
liệu tham khảo trong giảng dạy.
- Bài tập có nội dung kỹ thuật: bài tập có nội dung chứa đựng những tư liệu về kỹ
thuật, về sản xuất công nông nghiệp, về giao thông liên lạc… được gọi là những bài tập có nội dung kỹ thuật tổng hợp. Những bài tập này có tác dụng tốt trong việc hướng nghiệp cho HS.
- Bài tập có nội dung lịch sử: đó là những bài tập chứa đựng những kiến thức có đặc
điểm lịch sử, những dữ liệu về các thí nghiệm cổ điển, về những phát minh sáng chế hoặc những câu chuyện có tính chất lịch sử. Những bài tập này có tác dụng để ngoại khóa về
lịch sử VL cho HS.
Việc rèn luyện cho HS kỹ năng giải bài tập một cách khoa học, đảm bảo đi đến kết quả một cách chính xác là việc rất cần thiết. Trong DH bất cứ một đề tài nào thì GV cũng
cần phải lựa chọn một hệ thống bài tập phù hợp nhất và có hiệu quả nhất cho HS.