8. Những chữ viết tắt trong luận văn
3.4.3. Vai trò của GV trong việc rèn luyện cho HS phương pháp tự học
Trong quá trình học tập, có rất nhiều việc phải làm: phát hiện vấn đề, thực hiện giải pháp đã đề xuất, xử lí kết quả thực hiện giải pháp, khái quát hóa rút ra kết luận mới và vận dụng kiến thức. Trong một loạt công việc đó GV cần tính toán xem với thời gian cho
phép lên lớp, trình độ HS trong lớp thì việc được giao cho HS tự làm (tự làm ngay trên lớp hay ở nhà), việc gì cần sự trợ giúp của GV, còn việc gì GV phải cung cấp thêm thông
tin để HS có thể hoàn thành. Trong mọi bài học, GV có thể tìm ra một vài công việc để
HS tự làm.
Trong dạy học Vật lí 10, ngoài việc tổ chức cho HS tự lực làm việc với các thí
nghiệm, GV có thể cho HS tự nghiên cứu nhiều nội dung kiến thức ngay trên lớp như
thiết lập phương trình biểu diễn sự biến đổi vận tốc trước và sau va chạm, thiết lập phương trình trạng thái khí lí tưởng… GV cần lựa chọn một số nội dung kiến thức mới
trong các bài học để HS tự học ở nhà.
Với mỗi chủ đề học tập, GV có thể giao cho mỗi nhóm HS những đề tài nghiên cứu
nhỏ, đòi hỏi HS phải sưu tầm thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (sách báo, phương tiện nghe nhìn, quan sát tự nhiên…) xử lí thông tin theo nhiều cách (lập bảng đo
các giá trị, biểu đồ, so sánh phân tích các dữ liệu..) rút ra kết luận và truyền đạt thông tin
qua thảo luận, báo cáo viết…
Cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, kết hợp học tập cá nhân với học tập
hợp tác với các hình thức khác nhau (cặp, nhóm, lớp). các hình thức học tập này rèn luyên cho HS kỹ năng làm việc tập thể trong công việc được giao. GV cần tiếp tục rèn luyện các kỹ năng làm việc tập thể mà HS có trong các giờ học trên lớp và cả trong tự
học ở nhà.
Thông qua các hoạt động học tập tích cực, tự lực HS không những chiếm lĩnh được
kiến thức, rèn luyện được kĩ năng, mà còn có niềm vui của sự thành công trong học tập
và phát triển được năng lực sáng tạo của mình.