3.5.b Điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần đủ

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở lý thuyết tập hợp và logic toán phần 2 nguyễn tiến trung (Trang 76 - 78)

III. Điều kiện cần thiết để thực hiện môđun

3.5.b Điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần đủ

Trong toán học, nếu ta chứng minh được p q là mệnh đề đúng thì ta nói rằng

− p là điều kiện đủ để có q

− q là điều kiện cần để có p

Trong trường hợp này, mệnh đề p q có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn: − Nếu có p thì có q − p là điều kiện đủ để có q − q là điều kiện cần để có p − Có p ắt có q − Muốn có p phải có q − Có q khi có p ...

Trong toán học, nếu ta chứng minh được đồng thời cả hai mệnh đề p q và q p đều đúng thì ta nói rằng :

− p là điều kiện cần và đủ để có q

− q là điều kiện cần và đủ đẻ có p Theo phép tương đương (16) ta có p q (p q) (q p)

Trong trường hợp này, mệnh đề p q có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn:

− Để có p, điều kiện cần và đủ là q

− Điều kiện ắt có và đủ để có p là q

− Có p khi và chỉ khi có q ...

Trong toán học, mỗi định lí được phát biểu dưới dạng một mệnh đềđúng p q, trong đó, p gọi là giả thiết, q gọi là kết luận của định lí.

Ta thiết lập mệnh đề đảo q p của định lí đó. Nếu q p cũng là mệnh đề đúng thì ta nói định lí đã cho có định lí đảo. Ngược lại, ta nói định lí đã cho không có định lí đảo.

Trong trường hợp định lí có định lí đảo, ta thường phát biểu kết hợp cả định lí thuận và đảo dưới dạng điều kiện cần và đủ p q.

Ví dụ 3.10 :

Hãy xét xem định lí sau có định lí đảo hay không : “Nếu tứ giác ABCD có hai đường chéo cắt nhau ở trung điểm của mỗi đường thì nó là hình bình hành” Nếu có, hãy phát biểu chúng dưới dạng điều kiện cần và đủ

Mệnh đề đảo của định lí đã cho là : “Nếu tứ giác ABCD có hai đường chéo cắt nhau ở trung điểm của mỗi đường thì nó là hình bình hành”

Từ môn hình học ở trường phổ thông ta đã biết đây là mệnh đề đúng. Vậy định lí đã cho có định lí đảo

Kết hợp giữa định lí thuận và đảo được phát biểu như sau: “Điều kiện cần và đủ để tứ giác ABCD là hình bình hành là hai đường chéo của nó cắt nhau ở trung điểm của mỗi đường.”

Ví dụ 3.11 :

Cũng hỏi như ví dụ 3.10 đối với định lí : “Nếu số tự nhiên a có chữ số hàng đơn vị bằng 0 hoặc 5 thì nó chia hết cho 5”

Mệnh đề đảo của định lí đã cho là : “Nếu số tự nhiên a chia hết cho 5 thì nó có chữ số hàng đơn vị bằng 0 hoặc bằng 5”

Từ trường phổ thông ta đã biết mệnh đề đảo là mệnh đề đúng. Vậy định lí trên có định lí đảo.

Kết hợp giữa định lí thuận và đảo ta có :

“Số tự nhiên a chia hết cho 5 khi và chỉ khi chữ số hàng đơn vị của nó bằng 0 hoặc 5” hoặc “Điều kiện ắt có và đủ để số tự nhiên a chia hết cho 5 là chữ số hàng đơn vị của nó bằng 0 hoặc 5”

3.6. Luật của lôgic mệnh đề

Cho A là một công thức. Ta gọi :

a, A là công thức hằng đúng, nếu nó luôn nhận giá trị chân lí bằng 1 với mọi hệ chân lí gán cho các biến mệnh đề có mặt trong công thức đó

b, A là công thức hằng sai, nếu nó luôn nhận giá trị chân lí bằng 0 với mọi hệ chân lí gán cho các biến mệnh đề có mặt trong công thức đó

Mỗi công thức hằng đúng A ta gọi là một luật của lôgic mệnh đề và kí hiệu là: A Mỗi công thức hằng sai ta gọi là một mâu thuẫn.

Ví dụ 3.12 :

a) Công thức p v là hằng đúng. Ta có luật p ^

b) Công thức p ^ là hằng sai. c) Chứng minh rằng

p ^ q v

Ta có bảng chân lí

Nhìn vào bảng trên ta có đpcm.

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở lý thuyết tập hợp và logic toán phần 2 nguyễn tiến trung (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)