III. Điều kiện cần thiết để thực hiện môđun
Hoạt động 6.1 Tìm hiểu các phép suy luận.
Sinh viên tự đọc tài liệu và thông tin nguồn ở nhà. Trên lớp nghe giáo viên giảng để thực hiện các nhiệm vụ nêu trong các hoạt động 6.1 và 6.2:
Hoạt động 6.1. Tìm hiểu các phép suy luận.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1 : Trình bày các khái niệm
Suy luận.
Suy luận diễn dịch.
Suy luận nghe có lí (phép quy nạp và phép tương tự). Nhiệm vụ 2 : Xây dựng ví dụ về suy luận diễn dịch trong
Số học Hình học Đại số
Trong mỗi suy luận hãy chỉ rõ đã vận dụng những quy tắc suy luận tổng quát nào Nhiệm vụ 3: Xây dựng hai ví dụ về suy luận quy nạp không hoàn toàn
Trong đó các tiền đề đều đúng mà kết luận rút ra cũng đúng.
Trong đó các tiền đề trên đều đúng mà kết luận rút ra lại sai. Nhiệm vụ 4 : Xây dựng hai ví dụ về suy luận tương tự, trong đó
Một giả thuyết đúng.
Đánh giá
1. Điền d vào ô trống, nếu là suy luận diễn dịch; q vào ô trống nếu là suy luận quy nạp và vào ô trống, nếu là suy luận tương tự.
a) Với mọi số tự nhiên a, b, c ta có: a x (b + c) = a x b + a x c áp dụng: 4 x (25 + 15) = 4 x 25 + 4 x 15 b) Ta có: Vậy a x (b + c) = a x b + a x c
c) Từ hệ thức cos2 x + sin2 x = 1 ta đưa ra giả thuyết “tg2 x + cotg2 x = 1” d) Từ định lí trong hình học phẳng “Hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau ta đưa ra giả thuyết trong hình học không gian. “Hai đường thẳng trong không gian vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau”
2. Xây dựng ba ví dụ về suy luận diễn dịch trong số học. Chỉ rõ những quy tắc suy luận tổng quát đã vận dụng trong suy luận đó.
3. Cũng hỏi như bài 2 trong hình học. 4. Cũng hỏi như bài 2 trong đại số.
5. Xây dựng hai ví dụ về suy luận quy nạp trong số học (một ví dụ với các tiền đề đúng và kết luận rút ra cũng đúng, một ví dụ với các tiền đề đúng mà kết luận rút ra lại sai).
6. Cũng hỏi như bài 5 trong hình học. 7. Cũng hỏi như bài 5 trong đại số.
8. Xây dựng hai phép suy luận tương tự (một phép đưa ra giả thuyết đúng và một phép đưa ra giả thuyết sai).