Hàm mệnh đề Mệnh đề tổng quát và tồn tại Thông tin cơ bản

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở lý thuyết tập hợp và logic toán phần 2 nguyễn tiến trung (Trang 85 - 87)

III. Điều kiện cần thiết để thực hiện môđun

Hàm mệnh đề Mệnh đề tổng quát và tồn tại Thông tin cơ bản

Thông tin cơ bn

5.1 Khái niệm về hàm mệnh đề

Ta xét các ví dụ sau :

1. “Số tự nhiên n chia hết cho 3”

về phương diện ngôn ngữ thì đây là một câu. Nhưng câu này chưa phản ánh tính đúng hoặc sai một thực tế khách quan nào, cho nên nó chưa phải là mệnh đề. Song nếu ta thay n bởi một số tự nhiên cụ thể. Chẳng hạn

Thay n = 45 ta được mệnh đề đúng: “45 chia hết cho 3”

thay n = 103 ta được mệnh đề sai: “103 chia hết cho 3” 2. “2x + 3 > 17”

Tương tự trong ví dụ 1, “2x + 3 > 17” chưa phải là mệnh đề, song nếu ta thay x bởi một số thực cụ thể, chẳng hạn

Thay x = 10 ta có mệnh đề đúng “2 . 10 + 3 > 17”

Thay x = 1 ta có mệnh đề sai “2 . 1 + 3 > 17”

3. Câu “Ông A là nhà vật lí vĩ đại” cũng chưa phải là mệnh đề. Nếu ta chọn “Ông A” là

Niu-tơn ta được mệnh đề đúng “Niu tơn là nhà vật lí vĩ đại”. Nếu ta chọn Ông A” là “Tố Hữu” ta được mệnh đề sai. “Tố Hữu là nhà vật lí vĩ đại”

4. Câu “Tứ giác ABCD là hình chữ nhật” chưa phải là mệnh đề. Nếu ta chọn ABCD là tứ giác trong hình (a) ta được mệnh đề sai, hình (b) ta được mệnh đề đúng

hình vẽ

Từ các ví dụ trên ta đi đến định nghĩa sau:

Những câu có chứa các biến mà bản thân nó chưa phải là mệnh đề nhưng khi thay các biến đó bởi những phần tử xác định thuộc tập X thì nó trở thành mệnh đề (đúng hoặc sai) ta sẽ gọi là hàm mệnh đề

Tập X gọi là miền xác định; tập các phần tử thuộc X khi thay vào ta được mệnh đề

đúng gọi là miền đúng; thay vào ta được mệnh đề sai gọi là miền sai của hàm mệnh

đó

Ta dùng kí hiệu T(n), F(x), G(y), ... để chỉ các hàm mệnh đề Chẳng hạn:

Hàm mệnh đề T(n) = “Số tự nhiên n chia hết cho 3” có miền xác định là tập các số tự nhiên. Tập các số tự nhiên chia hết cho 3 là miền đúng của T(n). Tập các số tự nhiên không chia hết cho 3 là miền sai của T(n)

Hàm mệnh đề “Tứ giác ABCD là hình chữ nhật” có miền xác định là tập các hình tứ giác, miền đúng là tập các hình chữ nhật

5.2. Các phép toán trên hàm mệnh đề

Dựa vào các phép toán trên mệnh đề (phủ định, hội, tuyển...) ta xây dựng các phép toán tương tự trên các hàm mệnh đề

Cho F(x) là hàm mệnh đề xác định trên miền X. Ta gọi phủ định của hàm mệnh đề F(x) là một hàm mệnh đề, kí hiệu là F(x), sao cho đối với mỗi a X, F(a) là mệnh đề phủ định của mệnh đề F(a)

Chẳng hạn, phủ định của hàm mệnh đề

 T(n) = “số tự nhiên n chia hết cho 3” là hàm mệnh đề T(n) = “số tự nhiên n không chia hết cho 3”

 F(x) = “2x + 3 > 17” là hàm mệnh đề F(x) = “2x + 3 17” b) Phép hội

Cho F(x) và G(x) là hai hàm mệnh đề xác định trên tập X. Ta gọi hội của hai hàm mệnh đề F(x) và G(x) là một hàm mệnh đề H(x), kí hiệu là H(x) = F(x) G(x), xác định trên miền X sao cho với mọi a X ta có mệnh đề H(a) là hội của hai mệnh đề F(a) và G(a)

Chẳng hạn, hội của hai hàm mệnh đề F(n) = “Số tự nhiên n chia hết cho 3” và G(n) = “Số tự nhiên n chia hết cho 5” là hàm mệnh đề

H(n) = “Số tự nhiên n chia hết cho 3 và 5”

Cũng tương tự như trên ta định nghĩa các phép tuyển, phép kéo theo và phép tương đương trên các hàm mệnh đề

5.3. Mệnh đề tổng quát

Ta đặt vào trước hàm mệnh đề F(x) = “2x + 3 > 17” cụm từ “với mọi x R” ta được mệnh đề sai:

“Với mọi x R, 2x + 3 > 17”

Một cách tổng quát, cho T(x) là hàm mệnh đề xác định trên miền X.Ta gọi mệnh đề dạng

“Với mọi x X ta có T(x)”

hoặc “Với mọi x X, T(x)” là mệnh đề tổng quát (hoặc toàn thể, phổ biến, phổ cập,...). Kí hiệu là

x X, T(x) hoặc ( x X) T(x) hoặc T(x) x X

Kí hiệu gọi là lượng từ tổng quát (hoặc toàn thể, phổ biến, phổ cập, ....) Ví dụ 5.1 : “ n N, n là số nguyên tố” là mệnh đề sai “ n N, 2n là số chẵn” là mệnh đề đúng “ x R, x2 + 1 > 0” là mệnh đề đúng “ x R, x2  1 = 0” là mệnh đề sai Chú ý

Mệnh đề tổng quát trong thực tế được diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn

 Tất cả người Việt nam đều nói thạo tiếng Anh  Mọi người Việt nam đều nói thạo tiếng Anh

Người Việt nam nào chẳng nói thạo tiếng Anh

 Đã là người Việt nam thì ai chẳng nói thạo tiếng Anh

...

5.4 Mệnh đề tồn tại

Ta đặt trước hàm mệnh đề F(x) = “2x + 3 > 17” cụm từ “Tồn tại x R sao cho....” ta được mệnh đề đúng

“Tồn tại x R sao cho 2x + 3 > 17”

Một cách tổng quát, cho T(x) là hàm mệnh đề xác định trên miền X. Ta gọi mệnh đề dạng “Tồn tại x X sao cho T(x)” là mệnh đề tồn tại. Kí hiệu là

x X : T(x) hoặc T(x) Ký hiệu  gọi là lượng từ tồn tại Ví dụ 5.2 :

“Tồn tại số tự nhiên n sao cho n là số nguyên tố” là mệnh đề đúng

“Tồn tại số thực x sao cho x2  1 = 0” là mệnh đề đúng

“Tồn tại số thực x sao cho x2 + 1 = 0” là mệnh đề sai Chú ý

1. Trong thực tế, mệnh đề tồn tại còn được diễn đạt dưới những dạng khác nhau, chẳng hạn:

 Tồn tại ít nhất một người Việt nam nói thạo tiếng Anh

Có một người Việt nam nói thạo tiếng Anh

 ít ra cũng có một người Việt nam nói thạo tiếng Anh

Có nhiều người Việt nam nói thạo tiếng Anh ...

2. Ta dùng kí hiệu “! x X : T(x)” với nghĩa tồn tại duy nhất một x X sao cho T(x)”

5.5. Phủ định của mệnh đề tồn tại và tổng quát

Phủ định các mệnh đề tổng quát và tồn tại được thiết lập theo quy tắc dưới đây

Ví dụ 5.3 :

Mọi tam giác đều đều là tam giác cân Có một tam giác đều không phải là tam giác cân

Người Việt nam nào chẳng nói thạo tiếng Anh Có ít nhất một người Việt nam nói không thạo tiếng Anh

Có một số tự nhiên chia hết cho 3 Mọi số tự nhiên đều chia hết cho 3

Có ít nhất một số thực x là nghiệm của phương trình x2  3x  4 = 0 Mọi số thực x đều không phải là nghiệm của phương trình x2  3x  4 = 0 Phương trình x2  3x  4 = 0 không có nghiệm thực

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở lý thuyết tập hợp và logic toán phần 2 nguyễn tiến trung (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)