Công đoàn Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 28 - 41)

1.2.1.1. Khái niệm công đoàn Việt Nam

Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) chƣơng I, Điều 10 đã chỉ rõ: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của ngƣời lao động đƣợc thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho ngƣời lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động; tham gia quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của ngƣời lao động; tuyên truyền, vận động ngƣời lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ” .[28, tr.9] .

Luật Công đoàn (thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nƣớc Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, ngày 20-6-2012 đã khẳng định: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của ngƣời lao động, đƣợc thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những ngƣời lao động khác (sau đây gọi chung là ngƣời lao động), cùng với cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động; tham gia quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động ngƣời lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [27,tr.5,6].

1.2.1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ.

* Vị trí công đoàn: Công đoàn Việt Nam là thành viên trong hệ thống

chính trị và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động. Vị trí của Công đoàn Việt Nam đƣợc hiến pháp và pháp luật của nƣớc Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam và toàn thể công nhân, viên chức lao động thừa nhận.

Công đoàn Việt Nam đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn là sợi dây nối liền giữa Đảng với giai cấp công nhân, với toàn thể ngƣời lao động. Thể hiện ở vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn và trách nhiệm của Công đoàn trong việc thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng và tham gia xây dựng Đảng.

Quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam với Nhà nƣớc là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác, tôn trọng, phối hợp chặt chẽ với nhau trong các mặt hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu chung là: “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

* Vai trò của Công đoàn Việt Nam

Thực tế trong chặng đƣờng lịch sử của đất nƣớc những năm qua, Công đoàn Việt Nam đã trƣởng thành nhanh chóng, thể hiện rõ vai trò của mình đối với xã hội.

Trong thời kỳ chƣa giành đƣợc chính quyền: Công đoàn Việt Nam có vai trò là trƣờng học đấu tranh giai cấp, Công đoàn vận động, tổ chức công nhân, lao động đấu tranh chống lại giai cấp tƣ sản, bảo vệ quyền, lợi của công nhân, lao động. Cuộc đấu tranh của Công đoàn ngày càng phát triển, từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị với mục đích lật đổ giai cấp thống trị xoá bỏ chế độ ngƣời bóc lột ngƣời, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân.

Thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa: Công đoàn Việt nam có vai trò là trƣờng học nhƣ: Trƣờng học về quản lý, Trƣờng học về kinh tế, Trƣờng học về chủ nghĩa cộng sản. Công đoàn giúp cho ngƣời công nhân, viên chức và lao động biết quản lý, tham gia quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp, quản lý các công việc xã hội. Vận động công nhân, viên chức và lao động tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế, nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, pháp luật, văn hóa, lối sống, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học cho công nhân, viên chức lao động.

Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Vai t ò của Công đoàn Việt nam ngày càng đƣợc khẳng định và mở rộng trên các lĩnh vực:

- Trong lĩnh vực chính trị

Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị - xã hội xã hội chủ nghĩa. Tăng cƣờng mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bƣớc hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nƣớc thực sự là Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân; giữ vựng sự ổn định về chính trị.

- Trong lĩnh vực kinh tế: Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nhằm xoá bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ. Góp phần củng cố những thành tựu kinh tế văn hoá và khoa học- kỹ thuật đã đạt đƣợc trong những năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Công đoàn tuyên truyền, vận động công nhân, viên chức, ngƣời lao động tích cực thi đua lao động sản xuất, để nâng cao đời sống của mình, làm giàu cho đơn vị và cho đất nƣớc.

- Trong lĩnh vực xã hội: Công đoàn có vai trò trong tham gia xây dựng

giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, có nhãn quan chính trị, thực sự là lực lƣợng nòng cốt của khối liên minh công- nông- trí thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cƣờng sức mạnh của Nhà nƣớc.

- Trong lĩnh vực văn hoá- tư tưởng: Trong nền kinh tế nhiều thành phần

Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao động nâng cao lập trƣờng giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

* Chức năng:

Chức năng Công đoàn mang tính khách quan, nó tồn tại không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của mỗi đoàn viên, nó đƣợc xác định bởi tính chất, vị trí và vai trò của tổ chức Công đoàn. Các chức năng của Công đoàn gắn chặt với các mặt hoạt động của đời sống xã hội: Sản xuất - kinh doanh,

quản lý, kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng, văn hoá - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động.

Công đoàn Việt Nam có 3 chức năng sau:

- Chức năng đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và lao động.

Công đoàn Việt Nam phải thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích công nhân lao động vì trình độ và kinh nghiệm quản lý của chính quyền các cấp còn non kém, bộ máy Nhà nƣớc còn quan liêu, hành chính dẫn đến một số ngƣời, một số bộ phận thờ ơ trƣớc quyền lợi của công nhân, viên chức và lao động, tình trạng tham ô, lãng phí, móc ngoặc, hối lộ, tham nhũng, vi phạm đến lợi ích, đời sống ngƣời lao động vẫn còn tồn tại không thể ngay một lúc xoá bỏ hết đƣợc. Vì vậy, Công đoàn phải là ngƣời bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động chống lại tệ nạn quan liêu, chống lại các biểu hiện tiêu cực.

Công đoàn Việt Nam thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích ngƣời lao động không bằng cách đấu tranh chống lại Nhà nƣớc làm suy yếu Nhà nƣớc, không mang tính đối kháng giai cấp, không phải là đấu tranh giai cấp. Ngƣợc lại Công đoàn vận động, tổ chức cho công nhân viên chức lao động tham gia xây dựng Nhà nƣớc trong sạch vững mạnh. Đồng thời, Công đoàn cũng bảo vệ chính lợi ích của Nhà nƣớc - Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân. Đấu tranh chống lại các thói hƣ tật xấu của một số ngƣời, nhóm ngƣời lạc hậu bị tha hoá, đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật Nhà nƣớc, bảo vệ chính quyền Nhà nƣớc.

Thực tế hiện nay của nƣớc ta, trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đã xuất hiện quan hệ chủ thợ, tình trạng vi phạm đến quyền, lợi ích công nhân lao động có xu hƣớng phát triển.

Vì vậy, chức năng bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động của Công đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích, Công đoàn chủ động tham gia cùng chính quyền tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho công nhân, lao động; Công đoàn tham gia trong lĩnh vực tiền lƣơng, tiền thƣởng, nhà ở, trong việc ký kết hợp đồng lao động của công nhân, lao động; đại diện công nhân, lao động ký kết thoả ƣớc lao động tập thể; trong vấn đề thƣơng lƣợng, giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức đình công theo Pháp luật quy định. Quản lý và sử dụng quĩ phúc lợi tập thể; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công nhân, viên chức và lao động; phát huy dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội; phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch, thăm quan nghỉ mát.

- Chức năng tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế.

Trong điều kiện giai cấp công nhân giành đƣợc chính quyền ngƣời lao động trở thành ngƣời chủ, họ có quyền và có trách nhiệm tham gia quản lý kinh tế, xã hội. Vì vậy, vấn đề tham gia quản lý đã trở thành chức năng của Công đoàn. Công đoàn tham gia quản lý thực chất là để thực hiện quyền của Công đoàn, quyền của công nhân, viên chức, lao động và để bảo vệ đầy đủ các quyền lợi ích của ngƣời lao động.

Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, khi thực hiện chức năng tham gia quản lý Công đoàn Việt Nam cần quan tâm đến việc phát triển tiềm năng lao động, phát huy sáng kiến, cùng giám đốc, thủ trƣởng đơn vị tìm nguồn vốn, thị trƣờng để mở rộng sản xuất - kinh doanh, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, chống quan liêu tham nhũng. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp.

- Chức năng giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Chức năng giáo dục của Công đoàn Công đoàn Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức của công nhân, viên chức và lao động về nghĩa vụ và quyền lợi, hiểu đƣợc lợi ích của họ gắn với lợi ích của tập thể, lợi ích của xã hội, xây dựng ý thức lao động mới, lao động có kỷ luật và có tác phong công nghiệp. Giáo dục nâng cao tinh thần tự giác học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.

Công đoàn tuyên truyền, giáo dục cho công nhân, viên chức và lao động vững tin vào đƣờng lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã lựa chọn. Giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, của địa phƣơng (nhất là đối với công nhân lao động trẻ).

Công đoàn tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh, sống và làm việc theo pháp luật góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh. Với tinh thần thƣờng xuyên cảnh giác và đấu tranh chống lại những âm mƣu thù địch.

Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, trong đó chức năng bảo vệ lợi ích hết sức đƣợc coi trọng, mang ý nghĩa trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn Việt Nam; chức năng tham gia quản lý mang ý nghĩa phƣơng tiện; chức năng giáo dục mang ý nghĩa tạo động lực tinh thần để đạt đƣợc mục tiêu.

Do vậy, Công đoàn Việt Nam đồng thời quan tâm tới cả 3 chức năng không coi nhẹ chức năng này, xem nặng chức năng kia.

* Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ của Công đoàn đã đƣợc quy định cụ thể đối với từng cấp, từng tổ chức Công đoàn theo Điều lệ và Luật Công đoàn Việt Nam. Thực

hiện nhiệm vụ CĐ là đảm bảo cho việc thực hiện tốt chức năng của CĐ. Trong giai đoạn hiện nay, nhằm đảm bảo cho các chức năng của CĐ đƣợc thực hiện tốt, CĐ có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam và các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức lao động. Tham gia quản lý Nhà nƣớc, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia xây dựng, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lƣơng, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác có liên quan đến tổ chức Công đoàn, quyền, nghĩa vụ của ngƣời lao động theo quy định của pháp luật.

Tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến Công đoàn và công nhân viên chức lao động.

Tập hợp, phát triển đoàn viên, thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý, sử dụng cán bộ công đoàn và củng cố xây dựng hệ thống tổ chức công đoàn vững mạnh.

Thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế Công đoàn.

Tham gia các quan hệ trong nƣớc và quốc tế nhằm xây dựng các mối quan hệ đối nội, đối ngoại rộng rãi, góp phần thực hiện đƣờng lối chính sách của Đảng và nhà nƣớc, tạo điều kiện tốt cho môi trƣờng lao động.

1.2.1.3. Hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam đƣợc tổ chức theo các cấp cơ bản sau: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Công đoàn ngành Trung ƣơng, Công đoàn tổng công ty; Công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn.

* Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của các cấp Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nƣớc, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lơị, nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc. Tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức và lao động, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức, xây

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 28 - 41)