Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở và đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vững mạnh

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 93 - 97)

cơ sở và đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vững mạnh

* Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở

Công tác phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, đƣợc thể hiện ở Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam về chƣơng trình phát triển đoàn viên giai đoạn 2013 - 2018. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi tổ chức Công đoàn phải đa dạng hóa phƣơng thức phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Thƣờng xuyên đổi mới cách thức tiếp cận, nội dung và phƣơng thức tuyên truyền, vận động ngƣời lao động gia nhập tổ chức công đoàn và thành lập CĐCS.

Công đoàn cấp trên cơ sở và CĐCS cần chủ động, tích cực thực hiện công tác khảo sát xây dựng tổ chức và phát triển đoàn viên tại các khu công nghiệp, các huyện thị xã trên địa bàn tỉnh, chú ý tới việc khảo sát xây dựng tổ chức và

phát triển đoàn viên tại các DN có 100% vốn nƣớc ngoài. Khai thác tối đa nguồn thông tin từ các ngành chức năng nhƣ sở kế hoạch đầu tƣ, sở lao động thƣơng binh -xã hội, cơ quan thuế và BHXH để lập kế hoạch và triển khai công tác phát triển tổ chức CĐ tại DN cho sát đúng với tình hình thực tế. Bố trí cán bộ CĐ có nhiều kinh nghiệm trong thuyết phục, tuyên truyền, đàm phán, hiểu biết sâu sắc về CNLĐ và nghiệp vụ CĐ (tổ chức và hoạt động) tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch vận động, phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.

Lựa chọn các nội dung, hình thức và quy mô tuyên truyền thích hợp, tổ chức các cuộc tọa đàm, tiếp xúc trực tiếp với ngƣời lao động, với giới chủ sử dụng lao động để tuyên truyền về vai trò, vị trí, chức năng của CĐ, các quy định pháp luật về việc làm, chế độ tiền lƣơng, thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi, BHXH, BHYT, hợp đồng lao động, nội quy lao động. Tuyên truyền làm cho chủ DN hiểu đƣợc vai trò CĐ trong xây dựng đội ngũ CNLĐ lớn mạnh và xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong DN.

Thƣờng xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực của Ban Chấp hành CĐCS; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của CĐCS. Kiện toàn ban vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở đảm bảo đủ số lƣợng, chất lƣợng. Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ CĐCS. Chủ động chỉ đạo, hƣớng dẫn, hỗ trợ CĐCS trực thuộc kiện toàn hệ thống tổ chức (CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn) phù hợp với từng điều kiện doanh nghiệp, theo hƣớng gọn, nhẹ, nâng cao trách nhiệm cán bộ công đoàn và hiệu quả hoạt động của CĐCS. Gắn nhiệm vụ phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh với đánh giá thi đua xếp loại hàng năm.

* Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn cơ sở

Cán bộ công đoàn cơ sở là những ngƣời trực tiếp gần gũi, nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời lao động, thƣờng xuyên tham gia giải quyết các

mối quan hệ lao động tại cơ sở. Nâng cao chất lƣợng cán bộ công đoàn cơ sở là việc làm cấp thiết hiện nay.

Trước hết, cần đổi mới nhận thức về cán bộ và công tác cán bộ CĐ

Để thực hiện đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ của CĐ trong tình hình mới, trƣớc tiên các cấp CĐ tỉnh Phú Thọ, toàn thể công nhân, viên chức, lao động cần phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ CĐ, từ đó xác định rõ nhiệm vụ của công tác cán bộ CĐ và có sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả. Cũng từ nhận thức về vị trí, vai trò và ảnh hƣởng của cán bộ CĐ, Phú Thọ cần xây dựng khung tiêu chuẩn, chức danh cán bộ công đoàn, làm cơ sở cho việc quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ.

Căn cứ tiêu chuẩn chung về cán bộ theo quy định của Đảng, Nhà nƣớc và đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp công đoàn, vai trò, nhiệm vụ của từng loại cán bộ, từng chức danh cán bộ để xây dựng tiêu chuẩn, chức danh cán bộ. Trong đó cần cụ thể hóa tiêu chuẩn đối với cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình công tác công đoàn, có kiến thức quản lý kinh tế xã hội, luật pháp, hiểu biết về chuyên môn, ngành nghề, nắm vững lý luận, kỹ năng và nghiệp vụ công tác công đoàn, có năng lực hoạt động thực tiễn đƣợc quần chúng tín nhiệm.

Thứ hai, cần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 4a/NQ-TLĐ ngày 04/3/2010 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa X về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn giai đoạn 2010 - 2020 và Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI.

- Đổi mới nội dung, phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn, để nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động thực tiễn của cán bộ công đoàn, chú trọng nâng cao kỹ năng thƣơng lƣợng Thỏa ƣớc lao động tập thể của cán bộ công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp. Cần có cơ chế tài chính và quỹ thời gian để tạo điều kiện cho cán bộ CĐ cơ sở NQD đƣợc đào tạo nghiệp vụ CĐ; đồng thời có cơ chế khuyến khích các cán bộ CĐ tự đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức cho mình từ kinh nghiệm thực tiễn để có thể hoạt động một cách chuyên nghiệp. Thực hiện chế độ cử tuyển đối với cán bộ công đoàn là công nhân trực tiếp sản xuất, trƣởng thành từ cơ sở, cán bộ công đoàn là ngƣời dân tộc có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, để đào tạo dài hạn tại các trƣờng công đoàn.

- Đảm bảo 15% kinh phí công đoàn hàng năm chi cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn cán bộ công đoàn.

Thứ ba, cần thực hiên tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn, sử dụng, luân chuyển đánh giá cán bộ.

Quan tâm chú ý phát hiện, lựa chọn, tạo nguồn và quy hoạch những cán bộ trẻ, cán bộ nữ đƣợc đào tạo cơ bản, xuất thân từ công nhân trực tiếp sản xuất, đã qua hoạt động công đoàn ở cơ sở.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ để chủ động xây dựng nguồn cán bộ bổ sung, thay thế, gắn quy hoạch cán bộ với các khâu khác trong công tác cán bộ. Thực hiện luân chuyển cán bộ công đoàn, đƣa cán bộ công đoàn chuyên trách cấp trên cơ sở về cơ sở; đánh giá cán bộ định kỳ, chính xác, khách quan. Gắn công tác đánh giá cán bộ công đoàn với khen thƣởng, kỷ luật cán bộ công đoàn.

Thứ tư, cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức và lối sống của cán bộ công đoàn.

- Tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X “về tiếp tục xây dựng giai cấp công

nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” trong công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng đối với cán bộ công đoàn.

- Căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh cán bộ để rà soát trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách, tăng cƣờng cử cán bộ đi đào tạo lý luận chính trị từ trình độ trung cấp trở lên theo phân cấp quản lý.

Thứ năm, cần xây dựng cơ chế chính sách bảo vệ, đãi ngộ cán bộ CĐ

Có cơ chế chính sách bảo vệ, đãi ngộ cán bộ CĐ sẽ khuyến khích tính tích cực, sự hăng hái, cố gắng và yên tâm công tác của cán bộ; sẽ nâng cao đƣợc tinh thần trách nhiệm, phát huy đƣợc tính sáng tạo của cán bộ CĐ; thu hút đƣợc nhân tài cho hoạt động CĐ.

Do tính đặc thù là cán bộ CĐ cơ sở NQD hầu hết hoạt động kiêm nhiệm, nên bảo vệ họ thực chất là bảo vệ việc làm chuyên môn của họ. Vì vậy, tổ chức CĐ cần có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cán bộ CĐ, nhất là đối với cán bộ CĐ cơ sở và cán bộ CĐ không chuyên trách, cán bộ CĐ NQD. Cơ chế bảo vệ cán bộ CĐ nên thực hiện theo hƣớng hạn chế ngƣời sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động đối với Chủ tịch CĐ khi đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích của công nhân, lao động. Bên cạnh đó, Phú Thọ cần nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ cán bộ CĐ các cấp. Nguồn quỹ này đƣợc hình thành từ nguồn ngân sách CĐ, từ sự ủng hộ, đóng góp của các cá nhân, tập thể để hỗ trợ thu nhập cho cán bộ CĐ trong thời gian chủ sử dụng lao động không trả lƣơng vì lý do hoạt động CĐ.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 93 - 97)