Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 97 - 100)

doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa nƣớc ta hiện nay, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, việc đổi mới nội dung, phƣơng pháp hoạt động công đoàn tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Đổi mới các nội dung hoạt động của Công đoàn, trong đó trọng tâm là công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNLĐ. Công đoàn các doanh nghiệp NQD cần chủ động phối hợp với ngƣời sử dụng lao động, xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, nâng cao tỷ lệ và chất lƣợng thỏa ƣớc lao động tập thể. Công đoàn cơ sở luôn kịp thời hƣớng dẫn, giúp ngƣời lao động giao kết hợp đồng lao động cá nhân theo đúng quy định của pháp luật. Giám sát việc thực hiện thang, bảng lƣơng, định mức lao động, quy chế trả lƣơng, quy chế thƣởng, nội quy lao động theo đúng quy định của pháp luật, tham gia xây dựng và giám sát thực hiện các chế độ chính pháp luật liên quan đến ngƣời lao động. Tăng cƣờng tổ chức đối thoại giữa CĐ với ngƣời sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đoàn viên và ngƣời lao động.

Đổi mới nội dung hoạt động, nâng cao trình độ đại diện, tham gia quản lý của Công đoàn. Trên cơ sở xây dựng các quy chế hoạt động nhƣ: Quy chế phối hợp hoạt động giữa Ban Chấp hành CĐ với ngƣời sử dụng lao động; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành CĐ và phân công nhiệm vụ của các uỷ viên Ban Chấp hành CĐ; Quy chế thi đua, khen thƣởng của tổ chức CĐ; Quy chế quản lý và sử dụng các quỹ do CĐ huy động để trợ giúp ngƣời lao động...

Đổi mới nội dung hoạt động, gắn với nâng cao chất lƣợng các phong trào thi đua trong CNVCLĐ. Công đoàn phối hợp với ngƣời sử dụng lao đông, tổ chức các phong trào thi đua yêu nƣớc với nội dung thiết thực, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp, nhƣ phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo, thi đua lao động sản xuất đạt năng suất cao, chất lƣợng tốt...Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN. Nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Thu hút đông đảo CNVCLĐ gia nhập và hoạt động công đoàn.

Đổi mới phương pháp hoạt động Công đoàn. Khắc phục bệnh quan liêu, hành chính trong hoạt động công đoàn. Hoạt động Công đoàn luôn gắn liền với phong trào công nhân, sâu sát quần chúng, am hiểu sâu sắc thực tiễn ở cơ sở. Tránh nặng về hội họp, ban hành nhiều văn bản trên giấy tờ mà không có sự kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Trong hoạt động Công đoàn không đƣợc mệnh lệnh, hách dịch, cửa quyền, độc đoán. Coi trọng thuyết phục, giáo dục, vận động, tổ chức quần chúng hoạt động, phát huy tính tự nguyện, tích cực, năng động, sáng tạo của quần chúng để hoạt động Công đoàn thực sự là hoạt động quần chúng.

Đổi mới mối quan hệ giữa Công đoàn với Đảng ủy, Ban Lãnh đạo đơn vị; với các tổ chức đoàn thể khác nhƣ Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh. Thƣờng xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp tạo điều kiện của các tổ chức chính trị trong đơn vị. Công đoàn cơ sở phải là trung tâm tập hợp các tổ chức đoàn thể chính trị trong đơn vị, nếu Ban Chấp hành Công đoàn biết phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội CCB thì công việc trôi chảy, đạt hiệu quả. Sự phối hợp đó là dấu hiệu của đoàn kết nội bộ, mà đoàn kết là nguyên nhân của mọi thành công.

Thực hiện đổi mới lề lối làm việc của Ban Chấp hành Công đoàn, quan tâm công tác tổng kết các điển hình tiên tiến, ngƣời tốt, việc tốt để từ đó nhân ra diện rộng trong toàn thể đoàn viên. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực hiện các quyết định, kế hoạch đã ban hành. Việc sinh hoạt BCH phải đƣợc duy trì thƣờng xuyên theo quy định của Điều lệ, nội dung sinh hoạt phải đƣợc chuẩn bị chu đáo, có hiệu quả. Coi trọng việc xây dựng khối đoàn kết trong tập thể BCH và trong toàn thể đoàn viên Công đoàn tại cơ quan, đơn vị.

Đa dạng hoá, linh hoạt hoá các phƣơng thức hoạt động, thƣờng xuyên duy trì, phát động thi đua theo đợt, theo định kỳ; ký giao kết thi đua giữa các

phòng ban, tổ sản xuất, phân xƣởng; tổ chức câu lạc bộ hoặc giới thiệu tham gia hội viên câu lạc bộ theo chuyên đề: khoa học kỹ thuật, cán bộ nữ quản lý, chính sách pháp luật, tổ chức thi đấu thể thao trong tập thể nhỏ và nhân rộng trong phạm vi đơn vị, cụm, nhóm DN cùng ngành nghề, tổ chức hội thi kiến thức, thi tay nghề, thi kiến thức...

Đổi mới công tác chỉ đạo thực hiện. Tăng cƣờng kiểm tra, đôn đốc trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện. Kiểm tra thực chất là giúp đỡ, do đó cần tiến hành kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ, đột xuất, không phải chỉ khi nào, nơi nào, ai có khuyết điểm, thiếu sót mới kiểm tra để xử lý kỷ luật. Lắng nghe ý kiến quần chúng, nắm bắt thông tin nhiều chiều, xử lý thông tin một cách khách quan, khoa học để phát huy dân chủ, khai thác trí tuệ của quần chúng. Thƣờng xuyên sơ kết, tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, rút ra bài học về thực tiễn để không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 97 - 100)