Tổ chức và hoạt Công đoàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 41 - 42)

1.2.2.1. Khái niệm Công đoàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Công đoàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh là tổ chức công đoàn cơ sở đƣợc thành lập tại các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, mà chủ sở hữu không phải do nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ.

1.2.2.2. Tổ chức, hoạt động Công đoàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

* Tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp đƣợc cơ cấu gồm Ban chấp hành công đoàn cơ sở, các tổ công đoàn.

* Tổ chức và hoạt động Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan Lãnh đạo là Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, do Đại hội Công đoàn cơ sở bầu ra. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoạt động theo nguyên tắc tập thể Lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dƣới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức. Nghị quyết của Công đoàn đƣợc thông qua theo đa số và phải đƣợc thi hành nghiêm chỉnh.

* Nhiệm vụ quyền hạn của Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động ngƣời lao động thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và nội quy, quy chế của doanh nghiệp.

- Đại diện tập thể lao động thƣơng lƣợng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ƣớc lao động tập thể; phối hợp với ngƣời sử dụng lao động hoặc đại diện ngƣời sử dụng lao động thực hiện quy chế dân chủ, mở hội nghị ngƣời

lao động, xây dựng và ký kết quy chế phối hợp hoạt động; hƣớng dẫn ngƣời lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Đại diện cho tập thể lao động tham gia giải quyết các tranh chấp lao động, thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở, tổ chức và Lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

- Tập hợp yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và ngƣời lao động; tổ chức đối thoại giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động; phối hợp với ngƣời sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phát triển sản xuất kinh doanh chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với ngƣời lao động; vận động ngƣời lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

- Giám sát việc thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ ngƣời lao động và Công đoàn; tham gia các hội đồng của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp; tham gia xây dựng các nội quy, quy chế có liên quan đến quyền, lợi ích của ngƣời lao động; tổ chức, quản lý mạng lƣới an toàn, vệ sinh viên và giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe ngƣời lao động trong doanh nghiệp.

- Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

- Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 41 - 42)