động công đoàn ở tỉnh Phú Thọ.
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 80 km về Phía Bắc. Phía đông của tỉnh giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái. Tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ và 11 huyện: Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Ba, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập, với 277 xã, phƣờng, thị trấn.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.532,9493 km², chiếm 1,5% diện tích cả nƣớc. Dân số 1.313.926 ngƣời với mật độ dân số 373 ngƣời/km². Hiện tại, tỉnh Phú Thọ có 21 dân tộc anh em sinh sống, trong đó ngƣời Kinh chiếm đa số (gần 1,1 triệu ngƣời), ngƣời Mƣờng hơn 10 vạn, ngƣời Dao hơn 6.000 ngƣời, Cao Lan hơn 2.000… . Phú Thọ có nền văn hoá lâu đời, là cái nôi, trung tâm văn hoá của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng. Về tôn giáo, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 2 tôn giáo chính đƣợc phép hoạt động: Phật giáo, Công giáo, với 201 nghìn tín đồ tôn giáo, chiếm gần 15% dân số.
Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đƣờng sắt Hà Nội- Lào Cai- Côn Minh; đƣờng quốc lộ 2, đƣờng cao tốc xuyên Á là cầu nối quan trọng trong giao lƣu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nƣớc
ASEAN. Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế- xã hội nhƣ con ngƣời, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân Sơn…
Khai thác tiềm năng thế mạnh, bằng sự nỗ lực vƣợt bậc của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự hỗ trợ có hiệu quả của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ƣơng, trong những năm qua tình hình kinh tế- xã hội đã có chuyển biến tích cực với mức tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục và công tác xã hội đã có những tiến bộ đáng kể; điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh đƣợc nâng cao rõ rệt, bƣớc đầu tạo diện mạo mới về kinh tế- xã hội, đƣa Phú Thọ cùng cả nƣớc trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.
Với phƣơng châm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ƣu đãi hấp dẫn, mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cùng đầu tƣ phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, tập trung vào 4 nhóm ngành có lợi thế so sánh là: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng. Ngoài ra Phú Thọ cũng đã giành 1000 ha đất để ƣu tiêu cho phát triển các khu công nghiệp tập trung ở phía Bắc, phía Nam và phía Tây thành phố Việt Trì; định hình một số cụm công nghiệp ở các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng, gắn liền với việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.
Để đấy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, nhân dân và chính quyền tỉnh Phú Thọ đã và đang tạo điều kiện tốt nhất nhằm thu hút vốn đầu tƣ của
các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tỉnh ngoài vào đầu tƣ, nhanh chóng đƣa Phú Thọ trở thành một trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ- Đất Tổ Hùng Vƣơng giàu đẹp phồn vinh và thịnh vƣợng.
Từ những đặc điểm về tự nhiên, dân cƣ, kinh tế, chính trị, tôn giáo... đã tác động không nhỏ đến tổ chức và hoạt động của Công đoàn ở tỉnh Phú Thọ. Trong các năm qua tổ chức Công đoàn tỉnh phú Thọ không ngừng lớn mạnh và phát triển. Hiện nay, tổng số CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh là: 130.240 ngƣời, chiếm 9,91% dân số toàn tỉnh (Liên đoàn lao động tỉnh Phú Thọ quản lý trực tiếp: 108 136 ngƣời, nữ:73 149 ngƣời; Quản Lý phối hợp: 22 104 ngƣời). Tổng số Đoàn viên công đoàn: 116 532 ngƣời (Nữ 72 213 ngƣời); Liên đoàn lao động tỉnh quản lý trực tiếp: 96.147 ngƣời (Nữ: 63 699 ngƣời). Số Công đoàn cơ sở: 1781 CĐCS (quản lý trực tiếp: 1717 CĐCS, quản Lý phối hợp: 64 CĐCS).
(Liên đoàn lao động tỉnh; 13 liên đoàn lao động huyện, thị; 8 Công đoàn ngành, 4 CĐCS quản lý trực tiếp và 25 Công đoàn phối hợp chỉ đạo)
Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy, Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, phát huy truyền thống 69 năm (1947- 2016) xây dựng và trƣởng thành của Công đoàn Phú Thọ, đội ngũ CNVCLĐ và các cấp Công đoàn trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vƣợt qua khó khăn thử thách, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, cũng nhƣ nhiệm vụ chuyên môn của tổ chức Công đoàn.
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.