Khái quát về doanh nghiệp ngoài quốc doan hở Phú Thọ

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 52 - 57)

Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh đã và đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo số liệu tổng hợp của Sở Kế hoạch - Đầu tƣ tỉnh Phú Thọ, tính đến tháng 12 năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 5.247 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, tăng 1.407 doanh nghiệp so với đầu năm 2013, trong đó có 118 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; 5.129 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong nƣớc. Trong số các doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh có 4.281 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động (trong đó, doanh nghiệp trong nƣớc: 4.173, gồm: doanh nghiệp tƣ nhân: 438; công ty TNHH: 2.285; công ty cổ phần: 1.367; doanh nghiệp thành lập theo Luật HTX: 59; doanh nghiệp nhà nƣớc sở hữu 50% vốn điều lệ: 24 và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: 108 ) [51]. .

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tập trung phần lớn tại trung tâm Thành phố Việt Trì ( 2.122 DN, chiếm 53% tổng số DN của tỉnh), tiếp đến là huyện Phù Ninh (292 DN, chiếm 7,2%), huyện Lâm Thao (268 DN, chiếm 6,6%), huyện Thanh Sơn (235 DN,

chiếm 5,8%), Đoan Hùng (210 DN, chiếm 5,2%). Các huyện, thị còn lại có số lƣợng dƣới 200 doanh nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có 07 khu công nghiệp tập trung đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt quy hoạch với diện tích hơn 2000 ha: KCN Thụy Vân, TP Việt Trì: 323 ha; KCN Trung Hà và Tam Nông huyện Tam Nông: 550 ha; KCN Phú Hà, TX Phú Thọ: 450 ha; KCN Phù Ninh, huyện Phù Ninh: 100 ha; KCN Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê: 450 ha; KCN Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa: 400 ha. Ngoài ra còn có 02 CCN trọng điểm UBND tỉnh giao Ban quản lý các KCN quản lý với tổng diện tích là 120ha (CCN Bạch Hạc 79ha và CCN Đồng Lạng 41 ha).

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu nhƣ: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng, giao thông vận tải, thƣơng mại, dịch vụ ..

Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp: Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do việc tăng giá của nhiều nhóm nguyên, nhiên vật liệu đầu vào quan trọng; lãi suất ngân hàng có thời điểm lên cao....Tuy nhiên, do sự chủ động về kế hoạch sản xuất nên các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trƣởng hợp lý, bình quân ƣớc đạt 13%/năm.

Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giao thông, vận tải, xây dựng: do chịu ảnh hƣởng của việc biến động giá xăng, dầu; quy định về tuân thủ tải trọng; vốn thanh toán chậm; chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tƣ công,…Song các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất - kinh doanh, tăng cƣờng đầu tƣ, tiết kiệm chi phí, mở rộng thị trƣờng. Tăng trƣởng của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giao thông, vận tải, xây dựng bình quân ƣớc đạt 7,5%/năm.

Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thƣơng mại, du lịch, dịch vụ: đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng, nâng

cao chất lƣợng phục vụ, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn. Tăng trƣởng của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ bình quân ƣớc đạt 18%/năm.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: đã thực hiện tốt chính sách pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam quy định về đầu tƣ, vốn điều lệ, hợp đồng và thoả ƣớc lao động đã ký kết để đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh. Tăng trƣởng của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bình quân ƣớc đạt 4,5%/năm.

Trong các năm qua, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách của tỉnh. Mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn, tình hình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp đã đạt đƣợc một số kết quả quan trọng: Có 83,12% doanh nghiệp bảo toàn vốn; 78% các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có lãi; 65,5% Công ty cổ phần có cổ tức đạt tối thiểu bằng lãi suất ngân hàng tại thời điểm tính; 87% doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc; 79,2% doanh nghiệp hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch chủ yếu đặt ra hàng năm. Tổng doanh thu hàng năm đạt 90.658,124 tỷ đồng, bình quân tăng 11,5% năm; lợi nhuận đạt 3.676,9 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nƣớc đạt 3.986,7 tỷ đồng/ năm.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp đã giải quyết tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho ngƣời lao động. Tính đến 31/12/2015, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thu hút giải quyết việc làm cho 56.940 lao động.

Về số lƣợng công nhân lao động: Trong các năm qua, các doanh nghiệp Nhà nƣớc tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại sản xuất. Một số doanh nghiệp chuyển sang mô hình công ty cổ phần; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy phát

triển nhanh về số lƣợng, nhƣng hầu hết đều có quy mô nhỏ và siêu nhỏ; hoạt động theo thời vụ, một số doanh nghiệp do năng lực SXKD thấp, công nghệ thiết bị lạc hậu nên sản xuất chƣa ổ định, thiếu bền vững, kém hiệu quả...dẫn đến phải thu hẹp sản xuất, sản xuất cầm chừng hoặc lầm vào tình trạng thua lỗ phá sản. Do đó số lƣợng CNLĐ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh giảm từ 63.736 ngƣời năm (2013 ) xuống còn 56.940 ngƣời năm ( 2015), giảm 6.796 ngƣời.

Chất lƣợng CNLĐ từng bƣớc đƣợc nâng lên về mọi mặt, nhất là về tay nghề, chuyên môn học vấn. Trình độ văn hóa có 1,97% CNLĐ có trình độ tiểu học, 15,75% CNLĐ có trình độ THCS, 82,27% có trình độ THPT. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 41,5%. Trong đó trình độ chuyên môn: Cử nhân kỹ sƣ 7,5%, kỹ sƣ, cao đẳng nghề 10,4% CNLĐ trình cao đẳng nghề, trung cấp nghề 23,6%, còn lại chủ yếu là sơ cấp nghề, học việc do doanh nghiệp tự đào tạo hƣớng dẫn nghề. Đa số CNLĐ có tuổi đời trẻ, thích nghi nhanh với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận công nhân chƣa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; số lao động xuất thân từ nông thôn chƣa đƣợc qua đào tạo ở các trƣờng nghề tăng, chƣa có tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật lao động, hiểu biết về chính sách pháp luật còn hạn chế.

Tình hình việc làm, đời sống của CNLĐ đã đƣợc cải thiện hơn trƣớc, thu nhập đƣợc tăng lên do nhà nƣớc điều chỉnh lƣơng tối thiểu vùng. Một bộ phận không nhỏ CNLĐ đời sống còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, song một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, phá sản làm cho ngƣời lao động bị mất và thiếu việc làm. Hiện nay, thu nhập bình quân của CNLĐ tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 3.665.000đ/ngƣời/tháng (tăng 24,4% so với năm 2013). Tiền

lƣơng của ngƣời lao động chủ yếu đƣợc trả theo mức lƣơng tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, cộng thêm 7% qua đào tạo. Một số doanh nghiệp có trả thêm 5% phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên, phụ cấp quản lý... tuỳ vào từng vị trí công việc cho công nhân. Còn lại lƣơng đƣợc bổ sung thêm dƣới dạng tiền làm thêm giờ và các khoản phụ cấp khác. Ngoài tiền lƣơng thì hầu hết các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hỗ trợ thêm tiền đi lại cho công nhân (thƣờng đƣợc gọi là tiền xăng xe) 100.000 đồng/ngƣời/tháng, thƣởng làm đủ công (tiền chuyên cần) 200.000 đồng/tháng, tiền ăn ca từ 10.000 đồng - 12.000 đồng/ngƣời/bữa ăn. Nhiều doanh nghiệp chƣa xây dựng thang bảng lƣơng nên không tăng lƣơng theo định kỳ, chỉ tăng theo mức điều chỉnh chung của Chính phủ quy định vì thế chƣa động viên khuyến khích đƣợc ngƣời lao động có thâm niên làm việc hoặc có tay nghề cao. Mặt khác, sự khác biệt về thu nhập của ngƣời lao động giữa các ngành có xu hƣớng tăng nhanh, tiền lƣơng giữa bộ phận quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất có sự chênh lệch lớn... dẫn đến một bộ phận công nhân chƣa yên tâm làm việc lâu dài gắn bó với doanh nghiệp.

Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp nhìn chung đã có chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc thực hiện các chế độ chính sách và cải thiện điều kiện làm việc cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật về lao động vẫn diễn ra trong nhiều doanh nghiệp nhất là các nội dung liên quan đến hợp đồng lao động, tiền lƣơng, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, việc trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, BHLĐ.... Một số doanh nghiệp chây ỳ hoặc tìm cách thỏa thuận với công nhân để trốn tránh đóng BHXH làm ảnh hƣởng đến việc thực hiện các chế độ thai sản, ốm đau của ngƣời lao động. Tính đến tháng 12 năm 2015, toàn tỉnh có 550 doanh nghiệp nợ BHXH với số tiền 104,9 tỷ đồng; Trong số này có nhiều doanh nghiệp nợ kéo dài nhiều năm với số tiền nợ lớn nhƣ: Công ty cổ

phần công nghiệp Tàu thủy sông Lô nợ 43 tháng với số tiền 3,8 tỷ đồng; Công ty cổ phần Xây lắp điện nƣớc Phú Thọ nợ 1,8 tỷ đồng kéo dài 55 tháng. Nhiều doanh nghiệp mặc dù làm ăn có hiệu quả nhƣng vẫn nợ bảo hiểm xã hội nhƣ: Công ty cổ phần Xi măng Hữu Nghị nợ 5,2 tỷ đồng, Công ty cổ phần Thép Sông Hồng nợ 3,5 tỷ đồng, Công ty cổ phần Lilama 3.4 nợ 1,3 tỷ đồng; Công ty cổ phần Xi măng Phú Thọ nợ đọng với số tiền lên đến 4,9 tỷ đồng; Công ty cổ phần BBP nợ với tổng số tiền là 2,7 tỷ đồng…10 doanh nghiệp (có tổ chức công đoàn) nợ lƣơng của 1.461 công nhân với số tiền 13,67 tỷ đồng. Từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 29 cuộc ngừng việc tập thể, 02 cuộc đình công, hầu hết trong số đó đều diễn ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nguyên nhân chính là do chủ sử dụng lao động vi phạm các quy định của pháp luật lao động, ngoài ra có một nguyên nhân nữa là ngƣời lao động hiểu biết pháp luật còn hạn chế.

2.2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 52 - 57)