quyền và sự chỉ đạo của công đoàn cấp trên đối với công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
* Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
Hoạt động công đoàn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần tăng cƣờng hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Thực tế cho thấy, hiện nay vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chƣa thực sự đƣợc phát huy, hiệu quả còn chƣa cao, nhiều DN còn chƣa có tổ chức cơ sở Đảng. Ngày nay, trong nền KTTT định hƣớng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu ngày càng gay gắt, quan hệ lao động có xu hƣớng phức tạp, "âm mƣu
diến biến hòa bình", chống phá của các thế lực thù địch vẫn âm mƣu chống phá cách mạng, chống phá Công đoàn Việt Nam; yêu cầu vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động ngày càng lớn và cấp bách, nhất là khi các Hiệp định thƣơng mại tự do và đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TTP) có hiệu lực, có thể xuất hiện tổ chức đại diện ngƣời lao động ngoài tổ chức Công đoàn Việt Nam cùng tồn tại hoạt động. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức không chỉ đối với tổ chức Công đoàn mà còn đối với cả hệ thống chính trị nếu tổ chức Công đoàn hoạt động yếu kém, không hiệu quả. Do đó sự lãnh đạo của Đảng ta đối với tổ chức CĐ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Trƣớc hết, Đảng cần tập trung đẩy mạnh công tác phát triển tổ chức cơ sở Đảng trong các DN NQD, tăng cƣờng kết nạp công nhân vào Đảng, đào tạo nhiều cán bộ Đảng xuất thân từ công nhân, trên cơ sở lãnh đạo xây dựng đội ngũ công nhân, tổ chức CĐ trong các DN NQD vững mạnh, tạo cơ sở xã hội vững chắc cho việc tăng cƣờng xây dựng, củng cố Đảng, Nhà nƣớc và hệ thống chính trị.
Đảng cần tập trung lãnh đạo việc tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nƣớc, chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 22/CT - TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng về tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Quan tâm lãnh đạo thực hiện có chất lƣợng, hiệu quả chính sách đào tạo, đào tạo lại để công nhân có trình độ chính trị, học vấn chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nƣớc. Lãnh đạo việc tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách tiền lƣơng, tiền công, các chính sách phúc lợi và dịch vụ xã hội, đảm bảo cho giai cấp công nhân thực hiện tốt vai
trò vừa là chủ thể của quá trình CNH- HĐH đất nƣớc vừa đƣợc thụ hƣởng những thành quả của sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc tƣơng xứng với sự đóng góp của họ, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội.
Tăng cƣờng hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật lao động, luật công đoàn, bảo hộ lao động, các chính sách bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động và xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời lao động, bất luận đó là chủ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào, không vì thu hút đầu tƣ mà xem nhẹ quyền lợi của công nhân, lao động.
Đổi mới mạnh mẽ phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn. Bởi thực chất quan tâm đến Công đoàn là quan tâm tới mặt chính trị, xã hội, đảm bảo sản xuất kinh doanh phát triển, xã hội tiến bộ, chính trị ổn định. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp nhất đến sự lớn mạnh của cả hệ thống chính trị. Các cấp ủy đảng, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nƣớc cần thƣờng xuyên tiếp xúc, làm việc, lắng nghe, đối thoại và giải quyết kịp thời những ý kiến kiến nghị của ngƣời lao động và tổ chức Công đoàn. Quan tâm lãnh đạo để có những quyết sách mạnh nhằm giải quyết những vấn đề vƣớng mắc trong tổ chức, hoạt động công đoàn, nhất là về cơ chế tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ, tạo cơ sở pháp lý, điều kiện và sự chủ động trong tuyển chọn, sử dụng cán bộ công đoàn trƣởng thành từ phong trào công nhân, để Công đoàn hoạt động có chất lƣợng, hiệu quả, thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội của Đảng, Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
Đối với cấp ủy Đảng địa phƣơng, cần đƣa công tác củng cố, phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh trở thành một nhiệm vụ thƣờng xuyên của các cấp ủy đảng. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 24/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2011-2020. Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TU ngày 21/8/2015 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy “về củng cố, phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020”. Quan tâm đến sự phát triển cả về số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ công nhân lao động NQD ở những khu công nghiệp, cụm công nghiệp, để họ có đủ khả năng làm chủ khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, thích ứng đƣợc với nền KTTT năng động.
Công đoàn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của sự lãnh đạo chính trị của đảng, từ đó có sự phối hợp hành động với các tổ chức đảng và đảng viên trong DN. Đây cũng chính là cơ sở để tổ chức CĐ và tổ chức Đảng tiếp tục tồn tại, phát triển và phát huy vai trò trong khu vực kinh tế NQD.
* Tăng cường sự phối hợp của chính quyền
Các cấp chính quyền cần có những giải pháp nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp, ngƣời lao động và các ngành nghề kinh doanh. Quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc cho các doanh nghiệp; khuyến khích phát triển đa dạng các ngành, nghề sản xuất. Tăng cƣờng thực hiện quy chế phối hợp với tổ chức công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát doanh nghiệp chấp hành pháp luật lao động, thực hiện các chính sách, quy định... của Nhà nƣớc liên quan đến ngƣời lao động. Kiên quyết xử lý những doanh nghiệp vi phạm pháp luật Lao động và các chế độ, chính sách đối với ngƣời lao động.
Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, lãnh đạo thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020 và các quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp. Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Nhà nƣớc, chỉ đạo chính quyền các huyện, thành, thị, các sở, ngành liên quan đẩy mạnh thực hiện công tác đào tạo theo cơ cấu ngành, nghề và nâng cao tay nghề cho ngƣời lao
động. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trƣờng lao động khi các hiệp định thƣơng mại tự do có hiệu lực.
Đẩy mạnh thực hiện, bố trí quy hoạch xây dựng, củng cố các thiết chế phục vụ cho hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể trong khu, cụm công nghiệp. Chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện tốt các nội dung của Bộ Luật Lao động, Luật doanh nghiệp, tạo niềm tin và tăng cƣờng trách nhiệm của các doanh nghiệp trong thực hiện Luật; tạo thuận lợi để các tổ chức chính trị-xã hội vận động phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong doanh nghiệp.
Định kỳ hàng năm, tổ chức gặp mặt, đối thoại giữa chính quyền các cấp với chủ doanh nghiệp và các doanh nhân. Thực hiện tốt việc tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu, có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và thực hiện đảm bảo quyền lợi của CNLĐ.
* Phát huy vai trò chỉ đạo của công đoàn cấp trên
Tăng cƣờng sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của công đoàn cấp trên cơ sở đối với các CĐCS doanh nghiệp ngoài quốc doanh, để nâng cao chất lƣợng hoạt động công đoàn nhằm thu hút đông đảo CNLĐ gia nhập tổ chức công đoàn, nâng cao tỷ lệ tập hợp đoàn viên ở những CĐCS có đông CNLĐ.
Phát huy vai trò chỉ đạo của tổ chức Công đoàn cấp trên, tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp. Chỉ đạo công đoàn các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện hiệu quả Chƣơng trình số: 165/CTr-LĐLĐ ngày 18/6/2013 của Liên đoàn Lao động tỉnh về phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS giai đoạn 2013 - 2018; tổ chức triển khai các phong trào hành động cách mạng trong CNLĐ.
Hƣớng dẫn các công đoàn cơ sở xây dựng TƢLĐTT, ký hợp đồng lao động, tổ chức hội nghị ngƣời lao động, hội nghị đối thoại, các hoạt động, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNLĐ.
Kiện toàn ban chỉ đạo, ban vận động thành lập tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp; phân công cụ thể trách nhiệm của các thành viên. Tham mƣu cho cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp; tạo môi trƣờng thuận lợi cho đội ngũ cán bộ công công đoàn trong doanh nghiệp phát huy trách nhiệm, cống hiến cho xã hội.
Chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp hàng năm khảo sát, nắm tình hình doanh nghiệp trên địa bàn, đƣa ra giải pháp để thành lập CĐCS trong doanh nghiệp. Chủ động gặp gỡ vận động, thuyết phục chủ doanh nghiệp, hỗ trợ việc vận động thành lập CĐCS ở các doanh nghiệp đông lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; tăng cƣờng mối quan hệ công tác với cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng, thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ, nâng cao vị thế tổ chức công đoàn để thu hút đoàn viên vào tổ chức công đoàn và thành lập CĐCS…
Rà soát bố trí những cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, có uy tín đối với ngƣời lao động và có sức thuyết phục cao đối với chủ các doanh nghiệp, ngƣời sử dụng lao động. Tăng cƣờng luân chuyển, điều động cán bộ công đoàn chuyên trách xuống công tác, chỉ đạo, hƣớng dẫn hoạt động công đoàn tại các doanh nghiệp. Quan tâm cấp kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn cán bộ công đoàn và công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Có chính sách khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là đối với cán bộ công đoàn bán chuyên, kiêm nhiệm.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đôn đốc, coi chỉ tiêu phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức CĐ là tiêu chí xếp loại thi đua hàng năm. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo, kịp thời phản ánh những khó khăn, vƣớng
mắc, đề xuất giải pháp về công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn, Đoàn thanh niên cấp trên.
Có thể nói, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Nhà nƣớc và sự chỉ đạo trực tiếp của CĐ cấp trên đối với CĐ cơ sở sẽ bảo đảm để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ. Về phía mình, tổ chức CĐ luôn phải đứng trên lập trƣờng, quan điểm của giai cấp công nhân; hoạt động Công đoàn phải góp phần thực hiện mục tiêu lý tƣởng của Đảng, đảm bảo lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, lợi ích của ngƣời sử dụng lao động và lợi ích Nhà nƣớc. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của CĐ cấp trên và sự quan tâm của tổ chức chính quyền là biện pháp mang tính cốt lõi đảm bảo phát huy cao nhất vai trò của tổ chức CĐ, nhất là đối với việc xây dựng, củng cố, phát triển các CĐ cơ sở trong các DN NQD vốn đang còn yếu, chƣa có kinh nghiệm hoạt động và chƣa có đầy đủ hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhƣ các CĐ cơ sở khối DN quốc doanh hiện nay.