Những hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 75 - 80)

tỉnh Phú Thọ hiện nay

2.2.3.1. Những hạn chế về tổ chức và hoạt động công đoàn. * Những hạn chế về tổ chức:

Công tác củng cố tổ chức, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chƣa đạt chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Phú Thọ lần thứ XV đã đề ra. Tỷ lệ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đủ điều kiện đã thành lập tổ chức công đoàn là 79,5% (chỉ tiêu 90%, thấp hơn chỉ tiêu 10,5%). Tốc độ phát triển đoàn viên, thành lập CĐ cơ sở chƣa theo kịp tốc độ phát triển của lực lƣợng lao động, đặc biệt là trong các DN có vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài. Tỷ lệ tập hợp đoàn viên ở một số CĐCS chƣa cao, một bộ phận CNLĐ trong các doanh nghiệp chƣa tham gia vào tổ chức công đoàn.

Đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở trong các DN NQD hiện nay rất mỏng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Số cán bộ chuyên trách ít, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, thƣờng xuyên biến động, không ổn định. Trình độ cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp. Công tác tạo nguồn cán bộ CĐ cơ sở gặp rất nhiều khó khăn và chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức của CĐ các cấp. Vai trò một số cán bộ CĐCS đôi khi còn mờ nhạt, thiếu bản lĩnh bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động, còn phụ thuộc nhiều vào sự điều hành của chủ doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động thấp.

Công tác đánh giá, xếp loại thi đua của công đoàn cấp trên cơ sở đối với CĐCS còn biểu hiện nể nang, cảm tính; chƣa thực sự khách quan, chính xác; chƣa phản ánh đúng kết quả hoạt động của CĐCS. Việc đánh giá, phân loại CĐ cơ sở có lúc, có nơi chƣa sát, chƣa phản ánh đƣợc thực chất hoạt động của cơ sở NQD.

Sự phối hợp giữa các cấp công đoàn với các ngành hữu quan, các tổ chức đoàn thể trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS còn thiếu chặt chẽ. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở chƣa thực sự quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện cho hoạt động Công đoàn, nhất là công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS và xây dựng CĐCS vững mạnh.

* Những hạn chế về hoạt động:

Công tác tuyên truyền giáo dục đoàn viên, công nhân lao động của một số CĐ cơ sở NQD chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Nội dung tuyên truyền còn nặng về lý luận chƣa sát với thực tiễn của từng loại hình doanh nghiệp; hình thức tuyên truyền chƣa phù hợp với điều kiện làm việc của công nhân lao động. Việc triển khai đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và của CĐ cấp trên còn chậm, chƣa sâu, hiệu quả thấp. Việc

tuyên truyền, nhân rộng các điển hình công nhân, đoàn viên CĐ chƣa đƣợc thƣờng xuyên, kịp thời. Một số CĐ cơ sở chƣa làm tốt công tác quản lý, giáo dục đoàn viên, vì vậy còn có đoàn viên suy thoái về đạo đức, lối sống dẫn đến vi phạm pháp luật.

Phong trào thi đua hành động cách mạng trong CNLĐ tuy đã duy trì đƣợc thƣờng xuyên song chất lƣợng chƣa cao, còn ít sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến đƣợc áp dụng vào thực tiễn. Công tác phối hợp giữa tổ chức công đoàn với ngƣời sử dụng lao động để tổ chức các phong trào thi đua ở một số CĐCS còn hạn chế, chƣa có chiều sâu.

Công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng cho ngƣời lao động hiệu quả chƣa cao. Việc phối hợp giữa CĐ DN NQD với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng nơi DN đóng trong việc kiểm tra thực hiện chế độ chính sách đối với công nhân lao động chƣa đƣợc thƣờng xuyên. Nhiều CĐCS chƣa xây dựng đƣợc quy chế hoạt động, nhất là quy chế phối hợp giữa công đoàn với chủ doanh nghiệp, vì vậy chƣa chủ động xây dựng đƣợc chƣơng trình công tác; trong hoạt động còn thiếu sự chủ động, sáng tạo. Số CĐ cơ sở NQD thực hiện ký thỏa ƣớc lao động tập thể còn thấp. Số công nhân, lao động ở các DN NQD chƣa đƣợc giao kết hợp đồng lao động với chủ DN chiếm tỷ lệ cao 18,6%.

Một số CĐ cơ sở trong các DN NQD chƣa phát huy đƣợc vai trò tham gia quản lý kinh tế, quản lý DN. Ban thanh tra nhân dân ở một số CĐ NQD đƣợc bầu ra nhƣng còn mang tính hình thức, hoạt động yếu, lúng túng trong việc tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết hội nghị ngƣời lao động và quy chế dân chủ ở cơ sở.

Một số đơn vị chƣa coi trọng công tác xây dựng CĐCS vững mạnh, nội dung phƣơng thức hoạt động chậm đƣợc đổi mới, phƣơng pháp hoạt động còn khô cứng, hình thức đơn điệu, nhất là hoạt động của tổ công đoàn, chƣa thu

hút đƣợc CNLĐ. Nhiều CĐCS chủ yếu thực hiện công tác xã hội, thăm hỏi, hiếu hỉ; chƣa đi sâu vào chức năng trung tâm của tổ chức Công đoàn là chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động. Vai trò của CĐCS chƣa thực sự rõ nét, chƣa tạo đƣợc niềm tin với CNLĐ

Chế độ thông tin, báo cáo của một số CĐ NQD chƣa thực hiện nghiêm túc về thời hạn và nội dung theo quy định, có những thông tin thiếu chính xác; việc thông tin, báo cáo của CĐ NQD với tổ chức công đoàn cấp trên chƣa thƣờng xuyên và kịp thời.

2.2.3.2. Những nguyên nhân hạn chế về công tác tổ chức và hoạt động của công đoàn ngoài quốc doanh

* Những nguyên nhân hạn chế về tổ chức

Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, CNLĐ thiếu hoặc mất việc làm, thu nhập chƣa ổn định. Một số doanh nghiệp có địa bàn sản xuất phân tán ở nhiều địa điểm (trong và ngoài tỉnh) nên việc thành lập tổ chức Công đoàn còn gặp nhiều khó khăn. Các DN NQD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phần lớn là các DN mới đƣợc thành lập, chƣa thực sự đi vào hoạt động ổn định cho nên còn thiếu điều kiện về việc thành lập các tổ chức CĐ NQD.

Một số chủ DN còn né tránh hoặc không ủng hộ, tìm cách gây khó khăn cho việc thành lập các tổ chức CĐ tại DN vì sợ ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ngƣời lao động, đa số xuất thân từ nông thôn cho nên một bộ phận không nhỏ trình độ còn thấp, hiểu biết còn hạn chế, chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ lợi ích khi vào tổ chức CĐ.

Các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành CĐ DN NQD chủ yếu là kiêm nhiệm. Nhiều đồng chí chƣa thực sự phát huy vị trí, vai trò và trách nhiệm của cá nhân mình trong việc tổ chức hoạt động cho CĐ và chƣa có mối quan hệ tốt đối với chủ DN.

Cơ chế bảo vệ cán bộ CĐCS đấu tranh cho quyền lợi của ngƣời lao động chƣa đồng bộ. Mặt khác chế độ phụ cấp cán bộ CĐCS còn thấp, thậm chí ở những CĐCS ít đoàn viên phụ cấp cán bộ công đoàn rất khó thực hiện, nên không thu hút đƣợc cán bộ có năng lực tham gia hoạt động công đoàn.

* Những nguyên nhân hạn chế về hoạt động

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về hoạt động của các tổ chức CĐ ở Phú Thọ:

Nhận thức của một bộ phận công nhân lao động và cán bộ CĐ trong các DN NQD về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ trong nền KTTT chƣa đầy đủ.

Hầu hết cán bộ CĐ khu vực NQD còn kiêm nhiệm nhiệm, bận việc chuyên môn cho nên trong điều hành và tổ chức các hoạt động của CĐ còn chƣa cao. Năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ CĐ NQD còn yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế hiện nay.

Cấp ủy, chính quyền một số nơi chƣa thực sự quan tâm đúng mức, chƣa tạo điều kiện cho tổ chức CĐ NQD hoạt động. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm pháp luật lao động của các cơ quan chức năng Nhà nƣớc chƣa kịp thời, hiệu quả thấp, do vậy ảnh hƣởng trực tiếp đến các hoạt động CĐCS.

Kinh phí hoạt động của CĐ NQD còn hạn chế, nguồn kinh phí chủ yếu là nguồn đoàn phí do đoàn viên đóng góp, một số chủ doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh đã trích kinh phí cho Công đoàn nhƣng chỉ mang tính chất hỗ trợ để tổ chức các phong trào. Các điều kiện hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chủ doanh nghiệp, vì vậy ảnh hƣởng đến quyền tự chủ của Công đoàn trong việc triển khai tổ chức hoạt động.

2.2.3.3. Bài học kinh nghiệm

Từ thực trạng tổ chức và hoạt động CĐ trong các DN NQD tại tỉnh Phú Thọ, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác nhƣ sau:

Một là: CĐ NQD muốn hoạt động hiệu quả phải nắm vững chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, bám sát chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ và thực tiễn phong trào công nhân viên chức lao động để xây dựng mục tiêu, phƣơng hƣớng hoạt động phù hợp với đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh tại DN.

Hai là: Để các tổ chức CĐ hoạt động hiệu quả, cần có sự quan tâm

phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của chính quyền, các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể và sự chủ động sáng tạo của ban chấp hành CĐ cơ sở.

Ba là: Chƣơng trình công tác của CĐ DN NQD cần chọn những nhiệm

vụ trọng tâm, trọng điểm; giải quyết nhanh và hiệu quả những vấn đề bức xúc liên quan đến quyền lợi của ngƣời lao động.

Bốn là: Nội dung và phƣơng thức hoạt động của các tổ chức CĐ DN

NQD cần linh hoạt, phù hợp với văn hoá từng khu vực, phù hợp với các đối tƣợng ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.

Năm là: Cán bộ CĐ cấp huyện, thị, CĐ các khu công nghiệp phụ trách

mảng CĐ NQD phải sâu sát cơ sở, nắm bắt và tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng của đoàn viên, công nhân lao động, kịp thời phát hiện những vƣớng mắc ở cơ sở để chủ động giải quyết. Đội ngũ cán bộ có năng lực, nhiệt tình với công tác CĐ NQD, đồng thời phải rèn luyện đƣợc sự kiên nhẫn và cách ứng xử linh hoạt, sáng tạo.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)