Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân, lao động trong doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 100 - 109)

nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn

Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ công nhân, lao động, CĐ các cấp cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đội ngũ công nhân, lao động tích cực tham gia đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ để thay đổi nhận thức về yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với giai cấp công nhân. Đội ngũ công nhân, lao động, nhất là công nhân kỹ thuật có tay nghề cao phải xác định là hạt nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, đi đầu trong việc nâng cao giá trị, địa vị ngƣời công nhân, làm cho ngƣời công nhân đƣợc đặt đúng vị trí, phát huy đƣợc vai trò trong sản xuất, trên cơ sở đó hình thành tác phong công nghiệp và nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức văn hoá trong quá trình lao động sản xuất.

Việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ công nhân, lao động trong DN góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CĐ nhằm quán triệt một cách sâu sắc trƣớc

tiên trong từng cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là trong giới chủ trách nhiệm đào tạo, nâng cao trình độ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong DN. Mọi cơ quan, đoàn thể, các ngành, các cấp, trong các DN NQD phải có trách nhiệm đóng góp sức lực, trí tuệ, cơ sở vật chất và tạo điều kiện cho ngƣời lao động đƣợc học tập nâng cao trình độ. Đồng thời CĐ các cấp, CĐ NQD phải có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho ngƣời lao động để họ thấy rõ học tập, nâng cao trình độ không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng DN nhằm đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định và góp phần xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

CĐ, trƣớc tiên, căn cứ thực tế nhu cầu về chất lƣợng lao động phục vụ cho chiến lƣợc phát triển của các DN NQD thông qua công tác khảo sát và tiếp xúc trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động đang làm việc tại các DN NQD để xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành và các địa phƣơng đào tạo, đào tạo lại công nhân, lao động, nhằm khắc phục tình trạng tụt hậu về nhận thức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ lao động trong các DN NQD.

Đi đôi với công tác đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cho công nhân, lao động nói chung công nhân, lao động làm việc trong khu vực DN NQD tại tỉnh nói riêng, CĐ phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác đào tạo với giáo dục chính trị, tƣ tƣởng đạo đức, lối sống nhằm góp phần xây dựng đội ngũ công nhân, lao động trong DN có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tay nghề và giác ngộ giai cấp, có ý thức công dân và tác phong công nghiệp, có lối sống văn hoá, tôn trọng pháp luật, quan tâm tới lợi ích của cộng đồng, của DN NQD, địa phƣơng và đất nƣớc, đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, đi đầu trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đấu tranh chống bảo thủ, trì trệ, quan liêu, tiêu cực.

Trong các DN NQD chất lƣợng công nhân, lao động có vai trò quan trọng hơn nhiều đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng của đội ngũ công nhân, lao động là yêu cầu sống còn của mỗi DN, là nhiệm vụ quan trọng của hoạt động CĐ trong DN. Muốn có đội ngũ công nhân, lao động có chất lƣợng cao, việc đào tạo ban đầu là rất quan trọng. Do đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và cho DN NQD phải đƣợc sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

Nâng cao chất lƣợng công nhân, lao động trong các DN NQD tại tỉnh phải gắn với chiến lƣợc phát triển của ngành, của DN và điều kiện cụ thể của từng loại hình DN; đảm bảo tính toàn diện, chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu hội nhập với khu vực và thế giới. Việc đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố không thể bỏ qua khi xây dựng chiến lƣợc phát triển ngắn hạn và dài hạn của ngành, của DN. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phải là việc làm thƣờng xuyên, liên tục gắn với việc thực hiện các mục tiêu, với từng bƣớc đi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có nhƣ vậy thì chiến lƣợc phát triển ngành, DN thì mới có cơ sở thực hiện tốt và bền vững. Quá trình nâng cao chất lƣợng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động phải gắn với quá trình hình thành phong cách lao động công nghiệp và xây dựng đạo đức lối sống mới với các giá trị mới của cá nhân và xã hội. CĐ cũng cần đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo nhằm thu hút mọi nguồn lực cho hoạt động đào tạo; đa dạng hoá các hình thức và loại hình đào tạo để thích ứng với khả năng, điều kiện học tập của ngƣời lao động có nhu cầu đào tạo và đào tạo lại.

CĐ cơ sở tham gia với DN cải thiện môi trường làm việc, phát huy trí

tuệ đội ngũ công nhân, lao động. Phát triển sản xuất trong các DN NQD tại

tỉnh Phú Thọ là một trong những điều kiện cơ bản quan trọng để phát triển cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng đội ngũ công nhân, lao động; sẽ không có đội ngũ công nhân, lao động lớn mạnh nếu không đẩy mạnh đầu tƣ, hiện đại hoá kỹ

thuật công nghệ. Đội ngũ công nhân, lao động trong DN NQD tại tỉnh càng mạnh thì hoạt động CĐ sẽ càng thuận lợi và hiệu quả. Trong điều kiện nền KTTT, hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cƣờng đầu tƣ, hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ chẳng những là yêu cầu khách quan để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống công nhân, lao động mà còn là điều kiện quan trọng để phát triển đội ngũ công nhân, lao động cả về số lƣợng tuyệt đối cũng nhƣ tỷ lệ cơ cấu trong dân cƣ và cơ cấu lao động xã hội tại từng địa phƣơng. Mặt khác, tăng cƣờng đầu tƣ, kỹ thuật công nghệ hiện đại còn tạo ra điều kiện, môi trƣờng và có ý nghĩa quyết định liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, nâng cao ý thức chính trị, xây dựng tác phong công nghiệp, khắc phục thói quen, tâm lý tuỳ tiện, cẩu thả của ngƣời sản xuất nhỏ. Do vậy, cần có cơ chế khuyến khích chủ DN tích cực đầu tƣ để hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ, nâng cao năng suất, chất lƣợng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Các cấp CĐ (Trong đó có CĐ NQD) cần phát động sâu rộng phong trào thi đua học tập, nâng cao trình độ học vấn, nghiệp vụ, luyện tay nghề, tổ chức thi thợ giỏi theo định kỳ hàng năm để bồi dƣỡng và phát hiện thƣờng xuyên những công nhân, lao động ƣu tú, giỏi nghề, tôn vinh những ngƣời có tay nghề cao, có phẩm chất đạo đức tốt để họ có thể cống hiến lâu dài, tạo nên sự nhìn nhận đúng đắn của xã hội đối với lao động kỹ thuật.

CĐ NQD cần có chƣơng trình kế hoạch chủ động phối hợp với Liên đoàn lao động các huyện, thị, Sở lao động, thƣơng binh, xã hội tỉnh xây dựng, nhân rộng các mô hình tổ chức học tập có hiệu quả trên cơ sở kinh nghiệm của địa phƣơng, các ngành khác và của cả nƣớc ngoài; đề xuất với Sở Lao động, thƣơng binh và xã hội, Sở Kế hoạch và đầu tƣ chủ động tăng cƣờng đầu tƣ, nâng cấp hệ thống các Trƣờng trung cấp trên địa bàn tỉnh, các trung tâm dạy nghề của các huyện, thị nhằm thu hút ngày càng nhiều công nhân, lao

động vào học tập, đào tạo nghề và đào tạo lại.

CĐ NQD tỉnh Phú Thọ chú trọng nghiên cứu và tập hợp trí tuệ của công nhân, lao động tham gia đề xuất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, với Ban cán sự Đảng có ý kiến với Đảng, Nhà nƣớc ban hành, bổ sung sửa đổi các chế độ, chính sách phù hợp, tạo điều kiện và khuyến khích ngƣời lao động hăng say học tập. CĐ các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ cần tăng cƣờng công tác chỉ đạo CĐ cơ sở tại các DN NQD trong phạm vị đơn vị chủ động đề xuất với chủ DN đƣa nhiệm vụ giáo dục pháp luật vào nội dung Thỏa ƣớc lao động tập thể để công tác này trở thành một trong những nhiệm vụ thƣờng xuyên của DN.

Kết luận chương 3

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến vị trí của CĐ trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Việt Nam. Cơ chế thị trƣờng với sức mạnh của nó đang có những ảnh hƣởng nhiều mặt đến hoạt động của công đoàn. Trong điều kiện hội nhập, ngƣời lao động nƣớc ta có nhiều cơ hội tiếp xúc, giao lƣu với các nền kinh tế, văn hoá. Đồng thời, cũng rất dễ chịu ảnh hƣởng của các luồng thông tin, tƣ tƣởng lệch lạc nhƣ đa nguyên CĐ, đấu tranh kinh tế đơn thuần do nhiều nguyên nhân, công đoàn còn nhiều lúng túng về mô hình tổ chức và phƣơng pháp hoạt động. Nếu CĐ không thực hiện đầy đủ vai trò của mình sẽ làm giảm sút lòng tin của ngƣời lao động, hậu quả xấu có thể xảy ra là CĐ không có chỗ đứng trong tập thể ngƣời lao động.

Khi tham gia hội nhập quốc tế, làn sóng đầu tƣ sẽ phát triển mạnh mẽ kéo theo việc hình thành các công ty đa quốc gia, cũng nhƣ các tập đoàn, các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo đó, sự liên kết của ngƣời sử dụng lao động nhằm tăng năng suất lao động, tìm kiếm lợi nhuận cao nhất sẽ gia tăng. Hệ quả của việc đó không chỉ ở lợi nhuận mà còn là sự lớn mạnh của tổ chức

đại diện ngƣời sử dụng lao động. Đó là một thách thức không nhỏ đối với hoạt động CĐ. Chính vì vậy, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tổ chức và hoạt đông của CĐ nói chung và của CĐ cơ sở trong các DN NQD nói riêng là một trong những yêu cầu cấp thiết của tổ chức Công đoàn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

KẾT LUẬN

CĐ là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và ngƣời lao động, với chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động. Trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của các DN NQD, việc tổ chức và thành lập hoạt động CĐ trong các DN NQD khu vực kinh tế NQD là một nhiệm vụ quan trọng của tổ chức CĐ Việt Nam cũng nhƣ CĐ tỉnh Phú Thọ.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội ngày càng nhanh trong những năm gần đây, các DN NQD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng có những bƣớc chuyển biến tích cực. Nhiều DN NQD trong đã ra đời và đi vào sản xuất, kinh doanh góp phần vào sự tăng trƣởng kinh tế chung của tỉnh, cũng nhƣ của cả nƣớc. Việc thành lập các DN đã tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động ở các địa phƣơng. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh các DN cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết về mặt xã hội, nhất là đối với ngƣời lao động.

Quan hệ lao động trong các DN NQD, mà chủ yếu là quan hệ giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động chƣa đƣợc cải thiện đáng kể. Tình trạng ngƣời lao động phải kéo dài thời gian lao động, tăng cƣờng độ lao động trong điều kiện thiếu các phƣơng tiện bảo hộ, vệ sinh an toàn lao động đã diễn ra ở nhiều DN. Một số DN chƣa thực hiện đúng những điều khoản Quy định của Bộ Luật lao động, Luật CĐ và các chính sách đối với ngƣời lao động.

Về mặt pháp lý, tổ chức đại diện duy nhất cho ngƣời lao động là CĐ. Nhƣng trong các DN NQD tại tỉnh Phú Thọ đã thành lập CĐ còn ít. Cho nên, nhiều quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động bị vi phạm nhƣng ngƣời lao động không biết hoặc không có khả năng đấu tranh đòi thực hiện các chế độ, chính sách đó. Vì thế quan hệ lao động trong DN ít đƣợc cải thiện.

Phần lớn chủ DN chƣa muốn thành lập CĐ trong DN mình vì nhiều lý do nhƣ chƣa hiểu hết vai trò, chức năng của CĐ, nhất là chức năng tham gia quản lý sản xuất của CĐ. Một số CĐ cơ sở đƣợc thành lập trong các DN NQD hoạt động kém hiệu quả nên không đƣợc sự đồng tình ủng hộ của công nhân, lao động và ngƣời sử dụng lao động, không phát huy hết vai trò tác dụng của CĐ.

Để phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức CĐ cơ sở NQD, CĐ các cấp tỉnh Phú Thọ đã tích cực tuyên truyền, cử cán bộ thâm nhập các DN mới thành lập để vận động thành lập CĐ. Nhƣng do lực lƣợng mỏng, nhất là đội ngũ cán bộ CĐ trực tiếp làm công tác vận động, thành lập CĐ trong các DN còn thiếu, cộng với các lý do chủ quan từ phía chủ DN và từ phía ngƣời lao động nên kết quả của công tác vận động thành lập CĐ trong các DN NQD tại tỉnh Phú Thọ còn hạn chế.

Thực tiễn công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức CĐ trong các DN NQD tại tỉnh Phú Thọ đặt ra yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức CĐ cơ sở hơn nữa. Mặt khác, hoạt động CĐ trong các DN NQD cần đƣợc đổi mới về nội dung và phƣơng thức; đội ngũ cán bộ CĐ các cấp của CĐ tỉnh Phú Thọ cần đƣợc xây dựng, quy hoạch, đào tạo nâng cao trình độ để đáp ứng đƣợc yêu cầu trong điều kiện mới. Đặc biệt, hoạt động CĐ trong DN cần đƣợc quan tâm xây dựng, cải thiện quan hệ lao động nhằm làm cho sản xuất, kinh doanh phát triển, nâng cao thu nhập cho công nhân, lao động và lợi nhuận cho chủ DN, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Muốn đạt đƣợc các yêu cầu thực tiễn đó cần có sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành; sự lãnh đạo của Đảng bộ, Chính quyền các địa phƣơng, sự chỉ đạo của Liên đoàn lao động tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là sự phấn đấu kiên trì, bền bỉ của các cấp CĐ các khu công nghiệp tỉnh, CĐ

các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh, các DN, sự đồng tình ủng hộ của chủ DN, sự tham gia nhiệt tình của công nhân, lao động.

Nâng cao hiệu quả hoạt động CĐ cơ sở tại các DN NQD tại tỉnh Phú Thọ là một trong những biện pháp hữu hiệu để phát triển sản xuất, kinh doanh của các DN tại tỉnh Phú Thọ, đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển của phong trào công nhân, lao động và CĐ Việt Nam. Đây chính là nội dung chính đƣợc khảo sát và nghiên cứu trong đề tài này.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 100 - 109)