2.2.2.1. Thực trạng tổ chức của công đoàn trong các doanh nghiệp
ngoài quốc doanhở tỉnh Phú Thọ
* Công tác phát triển đoàn viên và thành lập tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Thực hiện Chƣơng trình “Phát triển đoàn viên giai đoạn 2013- 2018” của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Nghị định 98/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thành lập tổ chức chính trị- xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 20/10/2008, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về “Tiếp tục củng cố, phát triển tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc đến năm 2015”. Công tác củng cố tổ chức, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn luôn đƣợc các cấp công đoàn trong tỉnh quan tâm chú trọng, tích cực đổi
mới nội dung, phƣơng pháp phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở. Nhờ đó, số lƣợng đoàn viên CĐ NQD trong thời gian qua đã liên tục phát triển mạnh về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Số đoàn viên đƣợc phát triển trong các năm 2013 là 6.024 đoàn viên, năm 2014 là 7.270 đoàn viên, năm 2015 là 2.929 đoàn viên. Đến ngày 31/12/2015, toàn tỉnh có 45.542 đoàn viên công đoàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tỷ lệ tập hợp đoàn viên công đoàn so với công nhân lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 80%. Trong đó, số đoàn viên trẻ chiếm tỷ lệ cao, tiếp cận với nhiều ngành nghề hiện đại, tác phong nếp sống công nghiệp dần hoàn thiện, ý thức đƣợc sức lao động, rèn lyện thái độ lao động trách nhiệm, tự giác hơn. Đặc biệt, từ khi có chính sách cổ phần hóa DN của Chính phủ, quyền lợi của công nhân lao đồng đƣợc gắn liền chặt chẽ với DN, thu nhập của công nhân lao động ổn định hơn, giúp họ yên tâm lao động, sản xuất và đứng vững trong tổ chức CĐ của mình.
Liên đoàn lao động tỉnh Phú Thọ đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển đoàn viên, chỉ đạo Liên đoàn lao động các huyện, thị xã và Công đoàn các khu công nghiệp đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Kết quả trong 03 năm đã thành lập mới đƣợc 65 tổ chức CĐ NQD cụ thể: Năm 2013 thành lập mới đƣợc 21 công đoàn cơ sở (Trong đó: 100% vốn nƣớc ngoài: 9 tổ chức; Công ty cổ phần: 04 tổ chức; Công ty TNHH: 06 tổ chức; loại hình thức khác: 02 tổ chức ); Năm 2014 thành lập mới đƣợc 21 công đoàn cơ sở (Trong đó: 100% vốn nƣớc ngoài: 5 tổ chức; Công ty cổ phần : 06 tổ chức; Công ty TNHH: 06 tổ chức; loại hình thức khác: 04 tổ chức ); Năm 2015 thành lập mới đƣợc 23 công đoàn cơ sở (Trong đó: 100% vốn nƣớc ngoài: 7 tổ chức; Công ty cổ phần: 08 tổ chức; Công ty TNHH: 06 tổ chức, Công ty tƣ nhân: 02 tổ chức). Tuy nhiên từ năm 2013 đến năm 2015, đã giải thể 38 công đoàn cơ sở, do doanh nghiệp ngừng
hoạt động, sáp nhập, giải thể. Số công đoàn cơ sở tăng thực tế so với năm 2013 là 27 công đoàn cơ sở. Tỷ lệ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đủ điều kiện đã thành lập tổ chức công đoàn là 79,5% (chỉ tiêu 90%, thấp hơn chỉ tiêu 10,5%). Tỷ lệ Công đoàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh xếp loại vững mạnh hàng năm đạt 48,9%.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 271 Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng thực tế so với năm 2013 là 27 công đoàn cơ sở. Cơ cấu tổ chức công đoàn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc chia theo từng loại hình doanh nghiệp: 62 Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, 116 Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần, 67 Công đoàn cơ sở Công ty TNHH, 10 Công đoàn cơ sở Công ty tƣ nhân, 03 Công đoàn cơ sở Hợp tác xã và 13 Công đoàn cơ sở loại hình khác. Tổ chức công đoàn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc thành lập rộng khắp trên địa bàn thành phố Việt Trì, các huyện, thành thị và khu công nghiệp trong tỉnh. Số Công đoàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh tập trung nhiều tại Công đoàn các Khu công nghiệp với 52 công đoàn cơ sở, Thành phố Việt trì với 39 Công đoàn cơ sở, Huyện Lâm Thao 22 Công đoàn cơ sở, các huyện khác đều có dƣới 15 Công đoàn cơ sở. Các công đoàn cơ sở có số đoàn viên đông chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ: Công đoàn công ty SESHIN Việt Nam với gần 5.000 đoàn viên, Công ty TNHH Yakjin Việt Nam trên 4000 đoàn viên, Công đoàn Công ty Vina Kyung Seung với gần 2.000 đoàn viên, Công đoàn Công ty PANGRIM NEOTEX: 1.688 đoàn viên, Công đoàn công ty TNHH MTV Thƣơng mại Vina CKGF với 1.025 đoàn viên...
Trong các năm qua, công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh luôn đƣợc sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp có hiệu quả của các cấp chính quyền và các sở, ban, ngành, đoàn thể. Với sự nỗ lực, cố gắng của các
cấp công đoàn trong tỉnh, công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở khu vực ngoài quốc doanh đã đạt đƣợc kết quả nổi bật, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động của các cấp công đoàn, góp phần tích cực vào xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích của ngƣời lao động, của doanh nghiệp và Nhà nƣớc, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Song công tác phát triển đoàn viên và thành lập CĐ cơ sở khu vực DN NQD tại tỉnh Phú thọ từ năm 2013 đến nay gặp không ít khó khăn. Do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, giá cả thị trƣờng, nguồn tài chính, tín dụng, nguyên vật liệu có nhiều biến động gây khó khăn cho doanh nghiệp trong cả nƣớc. Trong khi đó, doanh nghiệp ngoài ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động theo mùa vụ, thuê hợp đồng lao động ngắn hạn, sản xuất kinh doanh không ổn định, hiệu quả thấp, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc giải thể; một số doanh nghiệp khác không có trụ sở, địa điểm làm việc cố định, không đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn. Nhiều chủ doanh nghiệp chƣa nhận thức đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, chủ yếu quan tâm đến lợi nhuận, do đó có biểu hiện “né tránh” việc thành lập và phát triển tổ chức công đoàn. Đa số công nhân lao động làm việc theo ca, thời gian dành cho hoạt động công đoàn rất hạn chế. Một bộ phận công nhân lao động chƣa thấy hết trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia tổ chức công đoàn, còn thờ ơ, chƣa thiết tha với tổ chức công đoàn. Đặc biệt, không ít công đoàn cơ sở đã thành lập nhƣng không nâng cao đƣợc chất lƣợng hoạt động. Thậm chí ở nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc chọn, xây dựng cán bộ công đoàn khó khăn vì đa số họ ngại va chạm với chủ doanh nghiệp, sợ mất công việc khi mâu thuẫn giữa lợi ích của ngƣời lao động với chủ doanh nghiệp. Công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa công đoàn với các cấp với chính quyền để vận động thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp ở một số đơn vị chƣa chặt chẽ. Một bộ phận cán bộ công đoàn còn thụ động, năng lực hạn chế, chƣa tham mƣu với cấp ủy trong lãnh đạo, vận động chủ doanh nghiệp tạo điều kiện thành lập tổ chức công đoàn vv...Từ đó đã làm ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở. Tỷ lệ các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn trên địa bàn tỉnh còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về công tác tập hợp công nhân lao động vào tổ chức. Do vậy, sẽ gây khó khăn cho CĐ các cấp trong việc quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công nhân, ngƣời lao động.
Tại tỉnh Phú Thọ, sự phát triển về số lƣợng, quy mô DN đa dạng, mạng lƣới sản xuất, kinh doanh của các DN hoạt động trong phạm vị rộng, do vậy lực lƣợng lao động trong DN NQD phân tán. Đây là một trong những khó khăn mà tổ chức CĐ NQD gặp phải khi xây dựng tổ chức CĐ.
Hiện nay, CĐ các DN NQD đƣợc tổ chức theo địa bàn hành chính, tức là theo các DN NQD hoạt động trên địa bàn các huyện, thị xã; CĐ đƣợc thành lập trong các khu công nghiệp lớn của tỉnh trực thuộc CĐ các Khu công nghiệp tỉnh (tƣơng đƣơng Liên đoàn lao động cấp huyện). Do vậy, về mặt tổ chức, cấp trên trực tiếp của CĐ DN NQD chƣa có mô hình thống nhất. Vai trò tổ chức, chỉ đạo theo ngành nghề của CĐ ngành chƣa đƣợc phát huy mạnh mẽ. Thực trạng này đã ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác vận động, tập hợp công nhân, ngƣời lao động vào CĐ và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động CĐ.
* Công tác tổ chức, cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh Phú Thọ
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 932 cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (trong đó cán bộ chuyên trách công đoàn tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 03 đồng chí còn lại đều là cán bộ công
đoàn không chuyên trách). Nhìn chung đội ngũ cán bộ Công đoàn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh hiện nay tƣơng đối trẻ, luôn nhiệt tình với phong trào, có trách nhiệm trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên và ngƣời lao động.
Tuy nhiên trên thực tế, đội ngũ cán bộ CĐCS chƣa đƣợc đảm bảo đủ về số lƣợng và chất lƣợng, nhu cầu về cán bộ công đoàn rất lớn nhất là ở những doanh nghiệp thƣờng xuyên có sự thay đổi về lao động, đa phần cán bộ CĐCS đều là kiêm nhiệm, hoạt động của cán bộ công đoàn cơ sở doanh nghiệp phải luôn gắn với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên thời gian để nghiên cứu về các nội dung, kiến thức liên quan đến hoạt động của tổ chức công đoàn, đến các chính sách pháp luật liên quan đến ngƣời lao động rất hạn chế, chƣa nói đến nhiều ngƣời không muốn làm cán bộ công đoàn vì ngại vất vả và va chạm, nên khi phải thực hiện nhiệm vụ thiếu đi sự nhiệt tình, trách nhiệm; phƣơng pháp, kỹ năng trong tổ chức hoạt động, trong tham gia, phối hợp, trong thƣơng lƣợng, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho ngƣời lao động cũng nhƣ kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục ngƣời lao động còn rất nhiều hạn chế. Nhiều cán bộ công đoàn còn lúng túng khi tổ chức hoạt động, nhất là khi doanh nghiệp xảy ra ngừng việc tập thể, đình công; chƣa tự tin, có bản lĩnh để trao đổi, thƣơng lƣợng với ngƣời sử dụng lao động trong xây dựng thỏa ƣớc lao động tập thể, yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật lao động đối với ngƣời lao động. Nhiều cán bộ CĐ chƣa phát huy đƣợc vai trò đối với ngƣời lao động, nên quyền lợi của ngƣời lao động chƣa đƣợc đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động còn rất khó khăn, ảnh hƣởng rất lớn đến việc tổ chức và chất lƣợng hoạt động của tổ chức công đoàn, chƣa tạo đƣợc sức hút, sự tin tƣởng, tham gia của ngƣời lao động vào các hoạt động công đoàn cũng nhƣ sự tạo điều kiện và thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tổ chức Công đoàn.
Theo điều tra, trình độ chuyên môn của cán bộ CĐ cơ sở, 17% cán bộ CĐ cơ sở DN NQD có trình độ cao đẳng và đại học; 26,5% có trình độ trung cấp; 35,5% trình độ sơ cấp nghề. Cán bộ CĐ cơ sở có trình độ trung cấp kinh tế 17,5%, trung cấp kỹ thuật 11,5%, trình độ cao đẳng, đại học kinh tế 8 %, trình độ cao đẳng, đại học về kỹ thuật 5%, trình độ về đại học công đoàn rất thấp 0,3%. phần lớn cán bộ CĐ cơ sở chƣa đƣợc đào tạo qua các ngành quản lý hành chính, pháp luật, kinh tế. Các ngành khác mới chỉ qua tập huấn ngắn hạn.
Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn của cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đơn vị tính: % Trình độ Ngành nghề Tập huấn ngắn hạn Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Chưa qua đào tạo Công đoàn 72,0 0,0 0,0 0,3 27,7 BHLĐ 52,8 0,0 0,0 1,0 46,2 Quản lý lao động 20,0 0,0 0,0 1,7 78,3 Xã hội học 7,0 0,0 0,0 0.0 93,0 Kỹ thuật 9,5 35,5 11,5 5,0 38,5 Quản lý hành chính 0,0 5,0 0,0 1,0 93,0 Kinh tế 0,0 0,0 17,5 8.0 94,0 Ngoại ngữ, tin học 10,5 0,0 0,0 0,0 89,5 Kỹ năng quản lý 18,5 0,0 0,0 0,0 81,5 Kiến thức về KTTT 8,6 0,0 0,0 0,0 91,4
Nguồn: Số liệu điều tra của Liên đoàn lao động tỉnh năm 2015.
Về công tác tập huấn, cán bộ CĐ trong các DN NQD mới chỉ có 72% đƣợc tập huấn ngắn hạn về công tác CĐ và có tới 27,7% chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về lý luận nghiệp vụ CĐ, 46,2% chƣa đƣợc trang bị kiến thức về
bảo hộ lao động, 78,3% chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về quản lý lao động, 93% chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về quản lý hành chính, 89,5% chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về ngoại ngữ, tin học...
Các số liệu trên cho thấy đa số cán bộ CĐ cơ sở trong các DN NQD trình độ chuyên môn không đồng đều, kinh nghiệm hoạt động CĐ còn ít. Bên cạnh đó, trong các DN NQD tại tỉnh Phú Thọ, phần lớn cán bộ CĐ cơ sở có chức danh chuyên môn là, cán bộ phòng nhân sự, phòng hành chính, nhân viên văn phòng, quản đốc, tổ trƣởng, số cán bộ CĐ là ngƣời trực tiếp sản xuất không nhiều. Cán bộ công đoàn phần lớn kiêm nhiệm, hƣởng lƣơng từ chủ sử dụng lao động... Đây là một trong những lý do khiến cho hiệu quả hoạt động CĐ trong DN NQD trong tỉnh còn những hạn chế nhất định.
Bảng 2.2: Những kiến thức được trang bị cho cán bộ công đoàn cơ sở qua các lớp tập huấn
Đơn vị tính: %
Nội dung kiến thức Đã được Tập huấn
Chưa được đào tạo
Luật CĐ 49,10 51,9
Bộ Luật Lao động 42,0 58,0
Kỹ năng tuyên truyền vận động quần chúng, kết
nạp đoàn viên 38,0 62,0
Qui định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động 36,0 64,0
Kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động và đình
công 33,3 66,7
Kỹ năng thƣơng lƣợng, đàm phán, ký kết hợp
đồng lao động xây dựng thoả ƣớc lao động tập thể 31,8 68,2
Lý luận và nghiệp vụ CĐ 35,0 65,0
Về phẩm chất, năng lực của cán bộ công đoàn:công nhân, lao động trong DN NQD tại tỉnh Phú Thọ đã có CĐ đánh giá về phẩm chất năng lực cán bộ CĐ trong một cuộc khảo sát. Theo đó, về cơ bản, các cán bộ CĐ có phẩm chất đạo đức tốt (68,1%) nhƣng năng lực công tác của cán bộ CĐ đạt loại tốt chỉ chiếm 50,5%, loại khá chiếm 49.5% và 4,7% đạt loại trung bình (xem bảng 3).
Bảng 2.3: Công nhân lao động đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ công đoàn cơ sở
Đơn vị tính: %
Mức độ
Nội dung đánh giá Tốt Khá Trung bình
Phẩm chất đạo đức 68,1 29,6 2,3
Năng lực công tác 50,5 49,5 4,7
Mức độ hoàn thành công việc
chuyên môn 52,5 45,2 2,3
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ CĐ 49,8 40,8 9,4
Nguồn: Số liệu điều tra của CĐ tỉnh Phú Thọ năm 2015.
Theo đánh giá của ngƣời sử dụng lao động, 79,1% cán bộ CĐ có khả năng tốt trong việc hƣớng dẫn đoàn viên ký kết hợp đồng lao động tốt, 58%