Những qui định của Nhà nước và chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 42 - 49)

1.2.3. Những qui định của Nhà nước và chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. đoàn Lao động Việt Nam.

1.2.3.1. Các qui định pháp luật về tổ chức và hoạt động của công đoàn trong doanh nghiệp.

Xuất phát từ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức CĐ trong việc đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động, Bộ

luật lao động (BLLĐ), Luật CĐ và Luật DN đã quy định theo hƣớng thành lập tổ chức CĐ ở mọi DN, theo đó, CĐ có những quyền và trách nhiệm cơ bản sau:

Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn ( Điều 5 Luật

Công đoàn sửa đổi năm 2012, Điều 189 Bộ luật Lao động)

Quyền đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người

lao động (Điều 10 Luật CĐ, Điều 191 Bộ luật Lao động)

Quyền tham gia thanh tra, kiểm tra của CĐ ( Điều 14 Luật Công đoàn)

Quyền được đảm bảo điều kiện cho hoạt động CĐ trong DN (Điều 22

Luật CĐ; Điều 190, 192 Bộ luật Lao động).

Các yếu tố đó đã tạo tiền đề và hình thành mối quan hệ hữu cơ giữa tổ chức CĐ với ngƣời sử dụng lao động trong DN. Mối quan hệ giữa CĐ với DN đƣợc xác lập ngay từ khi DN đƣợc thành lập và ngƣời lao động gia nhập CĐ. Các qui định pháp luật về CĐ xác định CĐ trong DN có quyền tham gia với ngƣời sử dụng lao động về quản lý lao động, quản lý sản xuất kinh doanh; thực hiện quyền dân chủ và chăm lo đời sống cho ngƣời lao động. CĐ trong DN có những quyền cơ bản nhƣ: Quyền đại diện cho tập thể lao động thƣơng lƣợng và ký kết Thỏa ƣớc lao động tập thể với ngƣời sử dụng lao động, lƣu giữ bản Thỏa ƣớc lao động tập thể đã ký kết, bổ sung Thỏa ƣớc lao động tập thể hoặc thƣơng lƣợng khi hết hạn, yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật, khi Thỏa ƣớc lao động tập thể không đƣợc thực hiện hoặc bị vi phạm; Quyền đại diện tập thể ngƣời lao động tham gia xử lý kỷ luật lao động đối với ngƣời lao động và quá trình giải quyết tranh chấp lao động; Quyền tham gia hội đồng hòa giải lao động cơ sở để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tập thể; quyền quyết định đình công sau khi quá nửa tập thể lao động tán thành, bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; Quyền thỏa thuận nhất trí, quyền này đƣợc quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động nhƣ sau:

Đƣợc thỏa thuận trƣớc khi ngƣời sử dụng lao động khấu trừ lƣơng của ngƣời lao động.

Đƣợc thỏa thuận về thời gian làm việc của cán bộ công đoàn bán chuyên trách, và về sa thải hoặc đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động đối với ngƣời là ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

Ngƣời sử dụng lao động phải trao đổi và thoả thuận với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở khi đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động.

Thỏa thuận, nhất trí trong hoạt động của hội đồng hòa giải lao động cơ sở Quyền đƣợc tham khảo ý kiến.: Ngƣời sử dụng lao động tham khảo ý kiến Công đoàn cơ sở trƣớc khi công bố quyết định lịch nghỉ hàng năm; Ban hành nội quy lao động; tạm đình chỉ công việc của ngƣời lao động, khi vụ việc có tình tiết phức tạp trong quan hệ lao động.

Các quy định nêu trên đã đảm bảo vai trò và chức năng của tổ chức CĐ trong việc đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể lao động khi CĐ đƣợc tham gia một cách khá đa dạng vào các lĩnh vực điều kiện lao động.

1.2.3.2. Chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về phát triển Công đoàn cơ sở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Đại hội X CĐ Việt Nam xác định: “Công đoàn Việt Nam nằm trong hệ thống chính trị của Nhà nƣớc, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân lao động. CĐ Việt Nam là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là sợi dây nối liền Đảng với ngƣời lao động. CĐ Việt Nam là ngƣời cộng tác đắc lực của nhà nƣớc chuyên chính vô sản” [41]. CĐ là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng. Đảng giữ vai trò lãnh đạo chính trị đối với CĐ nhƣng CĐ giữ độc lập về mặt tổ chức và hoạt động, đó là nguyên tắc trong mối quan hệ giữa hai tổ chức đó. Với tƣ cách là một thành viên trong hệ thống chính trị, CĐ Việt Nam có nhiệm vụ vận động, tổ chức, tập hợp, giáo dục và xây dựng giai cấp công nhân, những ngƣời lao động

thành lực lƣợng cách mạng, thực hiện tốt mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.

Hiện nay, sự phát triển đa dạng của các loại hình DN nói chung và DN NQD nói riêng, đã và đang đặt ra yêu cầu tổ chức CĐ phải nhanh chóng mở rộng phạm vi và đối tƣợng tập hợp, đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động để có thể thu hút và tập hợp đông đảo CNLĐ trong các khu vực kinh tế khác nhau vào tổ chức CĐ. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã có chủ trƣơng xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên CĐ khu vực kinh tế NQD thông nhiều văn bản chỉ đạo nhƣ: Chƣơng trình 383/CT-TLĐ ngày 28/4/1992 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về phát triển CĐ và các hình thức tập hợp công nhân lao động trong các thành phần kinh tế; Chỉ thị số: 22/CT-TLĐ ngày 28/4/1992 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc phát triển CĐ và các hình thức tập hợp công nhân lao động trong các thành phần kinh tế tập thể, tƣ nhân, cá thể; Quy định số: 02/QĐ-TLĐ ngày 28/4/1994 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc quy định tổ chức và hoạt động CĐ trong các đơn vị kinh tế tập thể, tƣ nhân, cá thể; Nghị quyết số: 3b/NQ-TLĐ, ngày 21/9/2009 của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa VIII) về đẩy mạnh và phát triển đoàn viên, xây dựng CĐ cơ sở vững mạnh; Kế hoạch số: 206/KH-TLĐ ngày 25/2/2000 của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc triển khai Nghị quyết 3b; Hƣớng dẫn số 105/HD-TLĐ ngày 25/2/2000 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tổ chức thành lập, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của CĐ cơ sở ở các DN cổ phần, …

Đại hội IX CĐ Việt Nam (2003) đề ra mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức CĐ trong các thành phần kinh tế, nâng cao năng lực và trình độ cán bộ CĐ, đổi mới nội dung và phƣơng pháp hoạt động, xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh.

Chƣơng trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành TW Đảng khóa X về

“Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH -

HĐH đất nước” cũng đề ra nhiệm vụ tăng cƣờng công tác vận động thành lập

CĐ cơ sở, phát triển đoàn viên ở các khu vực ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Đại hội X CĐ Việt Nam (tháng 11/2008) hƣớng đến:

Tập trung đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát triển tổ chức, tập hợp đông đảo CNLĐ trong các thành phần kinh tế gia nhập tỏ chức CĐ, gắn với việc củng cố, duy trì và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các CĐ cơ sở đã có. Tiếp tục xây dựng và thực hiện Chƣơng trình phát triển đoàn viên, trọng tâm là ở các DN ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có đủ điều kiện thành lập CĐ cơ sở [41, tr.78]. Nghị quyết 6a/NQ-TLĐ ngày 06/01/2011 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa X) về tiếp tục đổi mới nội dung, phƣơng thức và nâng cao chất lƣợng hoạt động công đoàn cơ sở.

Đại hội XI Công đoàn việt Nam: “Các cấp công đoàn cần nhận thức một cách đầy đủ và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, trong đó đặc biệt coi trọng chức năng chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và ngƣời lao động, tập trung làm tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nhất là trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài...” [42, tr.84]. Đại hội đã đề ra 04 chƣơng trình hành động: Chƣơng trình “ Phát triển đoàn viên giai đoạn 2013- 2018”; Chƣơng trình “Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn”; Chƣơng trình “Nâng cao chất lƣợng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ƣớc lao động tập thể”; Chƣơng trình “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và ngƣời lao đông” [42, tr.88].

Nhƣ vậy, từ năm 1990 trở lại đây, đặc biệt là từ sau Chỉ thị số 07 của Bộ Chính trị [4], các cấp CĐ trong cả nƣớc đã bám sát đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, tích cực đề xuất, đƣa ra nhiều nội dung giải pháp để tiến hành phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức CĐ trong DN NQD và tổ chức nhiều phong trào thi đua đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của công nhân, ngƣời lao động.

Tiểu kết chương 1

Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức CĐ gắn liền với phong trào công nhân và ngƣời lao động. CĐ là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của ngƣời lao động cùng với cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những ngƣời lao động khác; tham gia quản lý Nhà nƣớc và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những ngƣời lao động khác; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [27, tr 5-6].

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay phong trào công nhân và CĐ trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đang đứng trƣớc những thời cơ và thách thức mới. Hơn 85 năm ra đời, phát triển và trƣởng thành, CĐ Việt Nam luôn sát cánh cùng giai cấp công nhân và toàn dân tộc Việt Nam. Ngày nay, trong giai đoạn đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại, vai trò của CĐ càng trở nên quan trọng hơn. Vì vậy, tổ chức CĐ các cấp cần đẩy mạnh việc xây dựng tổ chức, kiện toàn đội ngũ cán bộ và cải tiến phƣơng thức hoạt động phù hợp với yêu cầu mới; chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức CĐ, làm cho CĐ không ngừng lớn mạnh, thật sự là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng rộng lớn của công nhân, lao động, đại diện cho sức mạnh, tài năng, trí tuệ và lợi ích của công nhân, lao động. Nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lƣợng hoạt động CĐ nói chung và CĐ DN NQD nói riêng là

yêu cầu cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với việc tập hợp, đoàn kết, giáo dục ngƣời lao động cũng nhƣ đối với sự phát triển của tổ chức CĐ. Do vậy, CĐ cơ sở DN NQD cần đẩy mạnh hoạt động, nhất là cần tập trung vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động; tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; tổ chức các hoạt động thi đua trong lao động, sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng nhƣ của đất nƣớc.

Chương 2

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 42 - 49)