QUỐC TẾ CỦA TA LÀ:

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 77 - 79)

- Trước hết, về cơ cấu khu vực:

2000 2001 2002 2003 GDP (đóng góp theo tỷ lệ %)

QUỐC TẾ CỦA TA LÀ:

Thứ nhất: Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức và làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng, trình độ làm chủ thông tin, trí thức có ý nghĩa quyết định tổng lực phát triển của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, các lợi thế so sánh quốc tế của các quốc gia không ngừng biến đổi. Chu trình luân chuyển vốn, thay đổi công nghệ và sản phẩm ngày càng được rút ngắn, đòi hỏi các quốc gia cũng như các doanh nghiệp phải điều chỉnh nhanh nhạy để thích ứng. Các nước đang phát triển có cơ hội để thu hẹp khoảng cách phát triển, cải thiện vị trí quốc tế của mình, đồng thời cũng đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn và bị phụ thuộc nếu không có những chính sách thích hợp tranh thủ được các cơ hội và khắc phục được các yếu kém để vươn lên.

Thứ hai: Toàn cầu hoá kinh tế là xu hướng khách quan, ngày càng lôi kéo thêm nhiều nước và mở rộng ra hầu hết các lĩnh vực, làm tăng sức ép cạnh tranh và tác động qua lại giữa các nền kinh tế. Đơn phương và thông qua các hình thức hợp tác song

phương và đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả ngay trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, phòng chống thiên tai và các đại dịch. Các công ty xuyên quốc gia không ngừng cấu trúc lại, hình thành những tập đoàn khổng lồ chi phối các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh quan trọng trên phạm vi toàn thế giới với những hình thức quản lý đa dạng và linh hoạt.

Thứ ba: Ngày nay xu thế chung của nền kinh tế thế giới là hội nhập. Hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là cần thiết và tất yếu đối với mọi quốc gia trong đó có Việt Nam, nếu như không muốn gạt ra ngoài lề của sự phát triển. Để hội nhập tất cả các nước trên thế giới đều phải điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào quan thuế và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn. Thế giới trở thành một thị trường thống nhất và sự tác động giữa các quốc gia tăng lên, làm cho tất cả các nước thường xuyên phải có những cải cách kịp thời trong nước để thích ứng với những biến động trên thế giới.

Thứ tư: Châu Á- Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động, trong đó Trung Quốc có vai trò ngày càng lớn. Sau khủng hoảng tài chính- tiền tệ 1995 - 1997 nhiều nước ASEAN đang khôi phục lại đà phát triển với khả năng cạnh tranh cao hơn.

Bước sang năm 2003, về triển vọng kinh tế toàn cầu và khu vực được dự báo có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá hơn.

Trong năm 2003, giá cả hàng hoá thế giới nhìn chung vẫn tiếp tục xu hướng biến động như năm 2002. Vào đầu năm 2003 và thậm chí đến cuối năm, giá dầu thô vẫn luôn có những diễn biến phức tạp và đứng ở mức cao.

Nhìn tổng thể, những nhân tố chủ yếu chưa lường hết sau đây sẽ tác động lớn đến quá trình hồi phục nền kinh tế thế giới.

- Những bất ổn trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ ở các nước phát triển có thể sẽ tiếp tục hạn chế quá trình phục hồi đầu tư. Tại các nước công nghiệp sự mất thăng bằng và sự bất ổn định tài chính vẫn còn gay gắt.

- Sự đảo ngược luồng tư bản chảy vào các nền kinh tế mới nổi sẽ gia tăng tình trạng căng thẳng nhiều nước. Trong trường hợp lượng vốn đổ vào các nền kinh tế mới nổi giảm tới 15% thì các nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là các nước Mỹ La tinh và ở Trung Âu sẽ phải gánh chịu những thiệt hại đáng kể.

- Những rủi ro do giá dầu tăng cao vẫn chưa lường hết được.

Nhìn dài hạn hơn, những mất cân đối và yếu kém về cơ cấu có tính toàn cầu ( như sự không đồng đều của các luồng vốn tư nhân, sự đình trệ của nguồn vốn ODA, mức độ nghiêm trọng của nợ nước ngoài đối với nhiều nước đang phát triển, giá các mặt hàng nông sản, nguyên liệu còn thấp, những hạn chế và rào cản trong việc tiếp cận thị trường các nước phát triển ) đang và sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w