- Trước hết, về cơ cấu khu vực:
2000 2001 2002 2003 GDP (đóng góp theo tỷ lệ %)
3.3.5 Huy động các nguồn vốn đầu tư để phát triển ngoại thương theo hướng mở cửa và hội nhập
hội nhập
Huy động vốn, tạo ra nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế là chủ trương lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Và hiện nay, vấn đề này hình như được hầu hết các nước trên thế giới thực hiện.
Từ những năm 20 của thế kỷ trước, Lê - nin đã đưa ra học thuyết "chính sách kinh tế mới (NEP) với mục đích thu hút các nguồn vốn đầu tư để ổn định và phát triển kinh tế của nhà nước Xô viết non trẻ, bị thế giới tư bản bao vây mọi phía. Một số nước trong khu vực châu Á cũng đã thực hiện tốt việc thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia.... và gần đây nhất là Trung Quốc, một quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất hiện nay. Nhờ có nguồn vốn đầu tư mà các nước kể trên đã tạo được những bước nhảy vọt, đã có nền kinh tế tăng trưởng ổn định và với tốc độ cao, như một kỳ tích trên thế giới.
Chủ trương tăng cường thu hút vốn đầu tư đã được chúng ta luôn coi trọng và tìm mọi cách để đạt được mục tiêu thu hút vốn đầu tư và phát triển kinh tế, trong đó trước hết ưu tiên tạo nguồn vốn đầu tư để phát triển nền ngoại thương mở cửa của Việt Nam. Tuy nhiên để huy động được nhiều vốn đầu tư cho phát triển ngoại thương, chúng ta cần tạo ra môi trường chính trị - kinh tế vĩ mô ổn định; phải đổi mới từ nhận thức, quan điểm đến việc hoàn thiện các cơ sở pháp lý, các biện pháp, chính sách kinh tế theo hướng ưu tiên, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước yên tâm mạnh dạn bỏ vốn đầu tư dưới mọi hình thức để lập ra các khu chế xuất, các tổ hợp liên doanh, các khu công nghiệp.... hướng về xuất khẩu.