MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 25 - 30)

VT: tri u USDĐệ

1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG TRÊN THẾ GIỚ

Các chiến lược phát triển trong lĩnh vực thương mại quốc tế, chiến lược nào là hợp lý, là đúng đắn và được vận dụng thế nào cho sáng tạo để đạt hiệu quả cao, vẫn đang được tranh luận với các quan điểm tư tưởng khác nhau: một bên đề cao và bênh vực cho tự do hoá thương mại thể hiện ở việc đề cao sự phát triển hướng ngoại với chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu, một bên bênh vực và bảo hộ sản xuất và mậu dịch nội địa, thể hiện ở việc đề cao sự phát triển hướng nội với loại chiến lược công nghiệp hoá dựa vào thay thế nhập khẩu.

Tổng kết, đánh giá lại kết quả áp dụng các chiến lược phát triển ngoại thương trên thế giới, có nhiều nước đạt được thành tựu rất lớn. Ở đây, có thể lấy kinh nghiệm của một số nước ở Châu Á, - là những nước gần gũi với Việt Nam, mà chúng ta cần nghiên cứu tìm hiểu họ để vận dụng vào thực tiễn của nước mình.

1.4.1 Hàn Quốc

Hàn Quốc tiến hành công nghiệp hoá từ 1960. Từ đó đến nay sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc có thể chia thành 2 giai đoạn lịch sử: từ 1960 đến trước 1997 và từ tháng 7/1997 đến nay. Nhưng ở đay chủ yếu xem xét giai đoạn từ 1960 đến 1996. Thời kỳ này, Hàn Quốc đã trải qua 3 giai đoạn chiến lược 10 năm:

- Giai đoạn 1962 - 1971: thực hiện chiến lược công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu, mở rộng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn này Hàn Quốc đề ra nhiệm vụ chiến lược cụ thể hoá bằng hai kế hoạch 5 năm:

+ Kế hoạch 5 năm lần 1 (1962 - 1967):Với định hướng chiến lược hướng về xuất khẩu và phát triển mạnh công nghiệp nhẹ: không tập trung vào phát triển các

ngành công nghiệp chế tác và chủ yếu lại là các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu nhằm mục đích làm tiền đề cho công nghiệp nhẹ phát triển, đó là các ngành: điện, phân bón, sợi hoá học, sợi nilon, lọc dầu và xi măng.

+ Kế hoạch 5 năm lần 2 (1967 - 1972) mục tiêu chủ yếu là thực hiện hiện đại hoá công nghiệp hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở công nghệ sử dụng nhiều lao động và có lợi thế trong cạnh tranh với nước ngoài. Các ngành công nghiệp nhẹ như: vải, cao su, gỗ dán... trở thành những ngành xuất khẩu chủ lực. Tốc độ tăng trưởng của GDP bình quân hàng năm từ 1967 đến 1971 là 9,7%, trong đó tốc độ tăng của công nghiệp chế tác là 19,8% , tốc độ tăng của xuất khẩu đạt 40%/năm [60, tr. 27].

- Giai đoạn 1972 - 1981: Tuy trong giai đoạn 1 nền kinh tế Hàn Quốc đã thu được nhiều kết quả to lớn, tích luỹ được nguồn vốn nhất định nhờ thực hiện chiến lược hướng ngoại, song cũng có những bất cập: nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nước ngoài do vay nợ nhiều, xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu nên thiếu chủ động. Trước tình hình thế giới có nhiều bất lợi cho Hàn Quốc: Mỹ giảm bớt sự ưu đãi về kinh tế với Hàn Quốc, khủng hoảng dầu lửa (1973) làm cho Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguyên, nhiên liệu, chính phủ Hàn Quốc quyết định cải tổ cơ cấu công nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp nặng và hoá chất để tạo thế chủ động cho mình. Chiến lược phát triển giai đoạn này chia làm các bước đi:

+ Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1972 - 1976): tập trung vào các ngành công nghiệp nặng cơ bản, các xí nghiệp hoá dầu, đóng tầu, thiết bị vận tải, đồ dùng điện, vô tuyến và bán dẫn.

+ Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1976 - 1981): tiếp tục mục tiêu chiến lược tạo cơ cấu kinh tế chủ lực, cải thiện công nghệ và tăng cường hiệu quả.

- Giai đoạn 1982 - 1991: Do tình hình kinh tế Hàn Quốc có nhiều diễn biến xấu, bất lợi: công nghiệp không thể cạnh tranh trên thị trường thế giới, lạm phát cao, chính phủ Hàn Quốc quyết định điều chỉnh chiến lược: tập trung điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, tự do

hoá và mở cửa nền kinh tế, từng bước tư nhân hoá nền công nghiệp và mở rộng cơ chế thị trường, thúc đẩy cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Trong giai đoạn này Hàn Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 5 và thứ 6. Năm 1996 Hàn Quốc ra nhập khối các nước phát triển (OECD). Năm 1997 Hàn Quốc bị ảnh hưởng rất nặng của khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Có thể nguyên nhân của nó là do Hàn Quốc thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp nặng, đòi hỏi Hàn Quốc phải tập trung nhiều vốn và vay vốn nước ngoài để đầu tư cho chiến lược phát triển công nhiệp nặng này.

1.4.2 Đài Loan

Là một vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển khá cao và ổn định trong thời gian dài: suốt thời kỳ từ 1953 đến 1995 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 6,4%, GDP bình quân đầu người tăng từ 200 USD (năm 1952) lên 12.439 USD năm 1995 [60, tr. 28-29], năm 2000 đạt 13.885,9 USD, đến 2001: 12.593 USD (giá hiện hành) [50]. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh tế Đài Loan. Sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan khá ổn định và tăng với mức cao là do Đài Loan đã hoạch định đúng đắn chiến lược phát triển kinh tế trong từng giai đoạn khác nhau.

- Giai đoạn 10 năm 1950 - 1960: Đài Loan áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu với việc phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Trong khi công nghiệp chế biến thực phẩm đạt trình độ xuất khẩu thì các xí nghiệp tư nhân vừa và nhỏ được khuyến khích sản xuất hàng cho thị trường nội địa từ các nguyên liệu trong nước và các bán thành phẩm nhập ngoại. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn này đạt trung bình 11,7%/năm so với 7,6% của toàn bộ nền kinh tế .

- Giai đoạn 10 năm 1960 - 1970: Đài Loan tiếp tục áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu đồng thời mở rộng xuất khẩu với việc phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, tận dụng lợi thế giá nhân công rẻ. Đài Loan có chính sách mở rộng và phát triển các khu chế xuất, nhờ vậy xuất khẩu của Đài Loan đạt trung bình 27,4% năm so với 16,4% của công nghiệp và 10,2% của toàn bộ nền kinh tế [60, tr. 30].

- Giai đoạn 10 năm (1980 - 1990): Từ giai đoạn này Đài Loan bắt đầu chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp có giá trị tăng cao và công nghệ tiết kiệm năng lượng. Đến năm 1990 giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao đã chiếm 40,2% tổng kim ngạch xuất khẩu gồm các sản phẩm tin học , điện tử, thiết bị... Trước tình hình mới, khi ngành công nghiệp Đài Loan đứng trước những thử thách nghiêm trọng (do giá đồng Đài tệ lên giá, giá nhân công cao, thiếu lao động, nhu cầu bảo vệ môi trường và sự cạnh tranh của các nước đang phát triển khác...) Đài Loan chuyển hướng chiến lược phát triển sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, đồng thời chuyển các ngành công nghiệp truyền thống ra nước ngoài.

Những thành công của Đài Loan là do Đài Loan có chiến lược phát triển phù hợp với từng hoàn cảnh, có mục tiêu rõ ràng và bước đi với các chính sách rất cụ thể, chi tiết để thực hiện các mục tiêu.

1.4.3 Malaixia

Là quốc gia có nhiều lợi thế thuận lợi hơn các quốc gia khác ở trong khu vực (về tài nguyên, về đất nông nghiệp) nên đã biết khai thác triệt để và tận dụng tối đa lợi thế trong nước để hoạch định chiến lược phát triển, đồng thời tìm mọi cách để thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Quá trình phát triển của Malaixia được chia làm các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1957 - 1970: Giai đoạn này áp dụng chiến lược thay thế hàng nhập khẩu, trong đó phát triển nông nghiệp đi đôi với hình thành các ngành công nghiệp chế biến mới, tạo điều kiện cho tư bản nội địa phát triển, đồng thời khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp. Chính phủ Malaixia chú trọng phát triển 2 ngành mới là nông nghiệp (phát triển cây cọ dầu, đẩy mạnh sản xuất lương thực nhằm giảm nhập lương thực là hình thức thay thế nhập khẩu tốt nhất) và công nghiệp (phát triển nhanh công nghiệp chế tác để khắc phục nền công nghiệp què quặt trước đây). Nhờ vậy, Malaixia đã đạt được những kết quả khá tốt: công nghiệp có tốc độ tăng 10,2% bình quân hàng năm.

- Giai đoạn 1970 - 1980: Chiến lược thay thế nhập khẩu được chuyển sang chiến lược hướng về xuất khẩu trong đó chú ý chế biến nông sản và công nghiệp nhẹ. Trong giai đoạn này Malaixia thực hiện 2 kế hoạch 5 năm với 2 chính sách cơ bản là : mở cửa thu hút vốn nước ngoài và kích thích tư bản trong nước hướng vào xuất khẩu. Về xuất khẩu, Malaixia chủ trương thay đổi cơ cấu xuất khẩu: nếu như năm 1970 chủ yếu xuất khẩu cao su và gỗ tròn, đến năm 1980 xuất khẩu dầu mỏ và các sản phẩm công nghiệp chế tác (chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu). Một loạt các ngành công nghiệp mới được phát triển: công nghiệp điện tử năm 1980 tăng 192 lần so với 1970, nhóm hàng dệt may, giày dép tăng 21 lần, nhóm hàng thực phẩm tăng 4 lần. Cơ cấu ngành có sự thay đổi tích cực: Công nghiệp từ 19,7% năm 1970 lên 23% năm 1980 trong GDP [60, tr. 31].

- Giai đoạn 1980 - 1997: Đến 1980 kết thúc một giai đoạn chiến lược hướng về xuất khẩu, Malaixia vẫn gặp những khó khăn lớn: sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập khẩu hoặc gia công cho tư bản nước ngoài. Cơ cấu công nghiệp rời rạc, nền kinh tế trong nước thiếu gắn bó với nhau, sản xuất chỉ liên kết với chu trình sản xuất của các công ty xuyên quốc gia khác nhau, nội lực về khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực không nhiều. Trước tình hình đó chính phủ Malaixia đã đưa ra chiến lược phát triển dài hạn với mục tiêu:

+ Nhấn mạnh lại thay thế nhập khẩu một số loại tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Xây dựng nền kinh tế hiện đại dựa trên nền công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn và kỹ thuật cao.

+ Về đối ngoại, chú trọng "nhìn về phương Đông", học kiểu mẫu Nhật Bản, Hàn Quốc để giảm phụ thuộc phương Tây.

Trên cơ sở các mục tiêu chiến lược phát triển giai đoạn này, Malaixia đã thực hiện được một số dự án như: phát triển công nghiệp nặng (xi măng, luyện kim, chế tạo máy, sản xuất ô tô, lọc hoá dầu...). Tuy nhiên do quá trình công nghiệp hoá nhanh đã tác động rất lớn đến ngành nông nghiệp: lượng lao động ở nông thôn di dời ra thành thị quá lớn, năng suất lao động trong nông nghiệp thấp. Để khắc phục tình trạng trên,

từ năm 1985 Malaixia thực hiện các biện pháp hợp nhất đất đai manh mún để kinh doanh trang trại, đầu tư thêm khoa học kỹ thuật và thuỷ lợi, mở rộng quy mô làng để thực hiện đô thị hoá.

Chính sự đầu tư quá mức vào công nghiệp nặng, hạ tầng cơ sở và bất động sản, nên năm 1997 Malaixia bị ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Đó cũng chính là những sai lầm vừa thuộc về một chiến lược cơ cấu dài hạn, vừa thuộc các giải pháp cụ thể cho các bước đi còn bất cập. Để phát triển, chính phủ Malaixia đã cần phải hoạch định và thực thi một chiến lược mới cho bước đi tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 25 - 30)