- Trước hết, về cơ cấu khu vực:
2000 2001 2002 2003 GDP (đóng góp theo tỷ lệ %)
3.2.1: Những quan điểm cơ bản về định hướng chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam
THƯƠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
3.2.1: Những quan điểm cơ bản về định hướng chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam Nam
Tình hình và bối cảnh hiện nay của thế giới đang có nhiều tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta. Trên thế giới có nhiều nước có nền kinh tế hết sức năng động và phát triển với tốc độ cao, nổi bật nhất là Trung Quốc. Trung Quốc đang trở thành một nước có nền kinh tế lớn trên thế giới. Với một “đại gia mới” trong làng kinh tế thế giới là Trung Quốc cận kề với nước ta, đòi hỏi chúng ta phải có một cách nhìn nhận mới, một quan điểm mới trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế nói chung, phát triển ngoại thương nói riêng.
Trên thế giới hiện nay xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế là một thực tiễn không thể đảo ngược được. Nước ta là một nước nghèo, lạc hậu, kém phát triển. Để thoát khỏi tình trạng trên, Đảng và Nhà nước ta chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mà muốn thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải hội nhập. Đối với nước ta, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới cần phải được nâng lên một bước, gắn với việc thực hiện các cam kết quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập- tự chủ của nền kinh tế và tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế. Để thực hiện
thành công tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải nắm vững và quán triệt những quan điểm, những nguyên tắc được Bộ chính trị nêu ra trong Nghị quyết 07- Đại hội Đảng IX với những phương châm chủ yếu là:
+ Không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ và các doanh nghiệp Việt Nam là yếu tố quyết định trong quá trình hội nhập.
+ Tích cực đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.
+ Phối kết hợp chặt chẽ các lộ trình hội nhập kinh tế khác nhau thành một tổng thể nhất quán.
Trong tương lai, Việt Nam phải có một nền kinh tế phát triển. Chỉ có phát triển kinh tế mới đưa nước ta thoát khỏi sự nghèo nàn và lạc hậu. Để định ra hướng đi đúng đắn cho tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế, tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX - Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối kinh tế của Việt Nam là: “Đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh” [61, tr. 24].
Từ định hướng chiến lược trên, mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 là “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao".
Ngoại thương là một trong những ngành kinh tế, hoạt động của nó phải gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế nước nhà như Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu ra. Trong những năm tới hoạt động của ngoại thương phải nhằm thực hiện các vấn đề cơ bản là: “Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất - nhập khẩu, đảm bảo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, áp dụng công nghệ mới để tăng sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ. Về nhập khẩu chú trọng nhập thiết bị và nguyên liệu phục vụ sản xuất nhất là công nghệ tiên tiến, đảm bảo cán cân thương mại ở mức hợp lý, mở rộng và đa dạng hoá thị trường và phương thức kinh doanh hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới, chớp thời cơ thuận lợi tạo sự phát triển đột biến, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa kinh tế nước ta và các nước trong khu vực”.
Để đạt được các mục tiêu trên, cần nắm vững các quan điểm chỉ đạo sau:
Thứ nhất là: Vẫn tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu để từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động vừa tạo ra nhiều sản phẩm mới cho xuất khẩu, vừa giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập - tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, với kế hoạch tổng thể và lộ trình cũng như các bước đi hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và quy định của các tổ chức mà ta tham gia, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp. Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế.
Thứ hai là: Gắn thị trường với sản xuất, gắn kết thị trường trong nước và thị trường quốc tế, vừa chú trọng thị trường trong nước vừa ra sức mở rộng và đa dạng hoá thị trường nước ngoài.
Thứ ba là: Kiên trì chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu với kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.