Xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 104)

- Trước hết, về cơ cấu khu vực:

2000 2001 2002 2003 GDP (đóng góp theo tỷ lệ %)

3.3.8 Xúc tiến thương mạ

Xúc tiến thương mại là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển ngoại thương. Nhờ tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại mà chúng ta có thể xây dựng được cho mình một hình ảnh, một biểu tượng tốt cho hàng hoá của mình, quảng bá được hàng hoá do mình sản xuất kinh doanh ra thị trường thế giới, đồng thời có thể tăng lượng hàng xuất khẩu, chiếm lĩnh và mở rộng thêm thị trường xuất khẩu.

Trong công tác xúc tiến thương mại, trước hết phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Đây là vấn đề mấu chốt trong việc phát triển thị trường. Nghiên cứu thị trường là để nắm được nhu cầu thị trường, những diễn biến trên thị trường, dung lượng thị trường và các đối tác hoạt động trên thị trường, từ đó có chiến lược phát triển thị trường, chiến lược xuất khẩu cho phù hợp với thực tế cũng như đòi hỏi của thị trường xuất khẩu.

Trong công tác xúc tiến thương mại, chúng ta thường gặp một trở ngại là kinh phí đầu tư cho công tác này quá ít, đội ngũ cán bộ xúc tiến thương mại còn quá mỏng manh, thiếu và yếu về mọi mặt. Vấn đề đặt ra cần phải thay đổi nhận thức, phải hiểu được rằng: xúc tiến thương mại là một hoạt động cần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn nữa. Chúng ta cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu, tăng cường việc thu thập và phổ biến thông tin cũng như công tác dự báo để định hướng cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Để khắc phục tình trạng thiếu kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại, cần tiến tới thành lập quỹ xúc tiến thương mại có sự đóng góp của các doanh nghiệp để tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động hội chợ, triển lãm, xây dựng và quảng bá thương hiệu ở nước ngoài....

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 104)