Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam thời kỳ 197 5-

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 33 - 36)

VT: tri u USDĐệ

2.1.1 Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam thời kỳ 197 5-

Đất nước thống nhất, Việt Nam có điều kiện và khả năng khai thác một cách triệt để các thế mạnh, các tiềm năng còn tiềm ẩn để phát triển kinh tế, để từ đó có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, du lịch, các dịch vụ thu ngoại tệ, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với các nước, thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta phải đứng trước những khó khăn rất lớn và những thách thức mới, chúng tác động rất mạnh đến quá trình phát triển kinh tế nói chung, với ngoại thương nói riêng. Khó khăn đầu tiên cần đề cập đến đó là trình độ phát triển kinh tế của ta quá thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật quá kém, nghèo nàn lạc hậu, kinh tế hàng hoá chưa phát triển, nền kinh tế bị lệ thuộc nhiều vào nước ngoài, chưa có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Đất nước ta lại phải trải qua cả một thời gian dài chiến tranh liên miên, nó vừa tàn phá nền kinh tế, tàn phá hạ tầng cơ sở, vừa làm chậm lại quá trình phát triển của đất nước, làm cho ta tụt hậu rất xa so với các nước khác trên thế giới.

Sau khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất (năm 1975) Đại hội Đảng lần thứ 4 (1976) đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam là: phấn đấu hoàn thành về cơ bản quá trình đưa kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong khoảng thời gian 20 năm và chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ [57, tr. 67-68]. Từ quan điểm chiến lược này chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam nhìn chung vẫn là dựa chủ yếu vào sự hợp tác với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, mở rộng và tăng cường hợp tác toàn diện với Liên Xô và phát triển hợp tác với các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế, theo hướng liên kết kinh tế xã hội chủ nghĩa... đồng thời mở rộng thích đáng quan hệ kinh tế với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa. Trong toàn bộ hoạt động kinh tế, một nhiệm vụ

có ý nghĩa chiến lược của toàn Đảng, toàn dân ta là ra sức tăng xuất khẩu để nhập khẩu.

Rõ ràng về tư duy kinh tế, chúng ta đã có bước chuyển biến mới là mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực II, là những nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa, những nước đang phát triển hoặc những vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển cao, như : Nhật Bản, Pháp, Tây Đức, Thuỵ Điển, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Hồng Công.... Chúng ta đã ký được nhiều hiệp định buôn bán song phương mới, nâng tổng số bạn hàng có quan hệ buôn bán với ta lên hơn 100 nước (trong năm 1985) , đã tạo điều kiện để đến năm 1985 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2555,9 triệu rúp - đô la, tăng gấp 2 lần so với 1975 và có tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 8%/năm. Một mốc đáng kể của quá trình tham gia liên kết kinh tế quốc tế của Việt Nam là việc Việt Nam tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế (tháng 6/1978). Tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới này của phe xã hội chủ nghĩa càng thể hiện sự hợp tác toàn diện và sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực của Việt Nam với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, hiệu quả của việc nước ta tham gia khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế) rất hạn chế, vì chức năng trao đổi hàng hoá giữa các thành viên của nó chủ yếu thông qua hình thức hàng đổi hàng và quyết toán ghi sổ chứ không căn cứ trên các nguyên tắc của thị trường. Khối SEV không có ngân sách riêng để tài trợ cho các dự án và chương trình hợp tác mà hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế "xin - cho" song phương. Các quyết định và "luật chơi" trong khối SEV chủ yếu mang nặng tính chủ quan và phục vụ cho mục đích chính trị, đặc biệt là sự ganh đua giữa Liên Xô và Mỹ. Và trụ cột của khối SEV là Liên Xô, song bản thân Liên Xô cũng bị hạn chế rất nhiều, gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, đặc biệt từ năm 1970 trở đi, nên không thể hỗ trợ được nhiều cho các hoạt động của khối SEV.

Sau khi thống nhất, nước ta đã kế thừa địa vị thành viên của chế độ Sài Gòn cũ tại Ngân hàng Thế giới (WB) từ tháng 8/1976 và Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) từ tháng 9/1976. Tháng 9/1977, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc. Liên hợp quốc đã kêu gọi các thành viên của tổ chức này giúp đỡ Việt Nam, nhờ vậy Việt Nam đã nhận được từ các quỹ trong hệ thống phát triển của Liên hợp quốc khoản

vốn ODA không hoàn lại khoảng 500 triệu USD. Nhờ có khoản vốn hết sức quý báu này trong điều kiện chúng ta bị bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, chúng ta đã sử dụng nó để thực hiện một số chương trình hợp tác viện trợ và đào tạo, giúp chúng ta có thể tiếp cận được với tri thức và công nghệ hiện đại, tiên tiến, đào tạo một cách cơ bản đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý... Đây chính là những tiền đề hết sức quan trọng chuẩn bị cho nước ta bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ trong thời kỳ tiếp theo.

Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Mọi hoạt động kinh tế đều do Nhà nước quyết định. Nhà nước quyết định sản xuất cái gì, khi nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào và quy định giá cho từng sản phẩm, từng mặt hàng. Nhà nước cũng quyết định sản xuất cho ai, quyết định chính sách phân phối thu nhập và Nhà nước quan tâm luôn cả phương pháp sản xuất.

Trong môi trường kinh tế như vậy, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng phải mang bản sắc của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tức là Việt Nam tiến hành xuất khẩu những sản phẩm, hàng hoá nào mà mình có, chứ không phải xuất những gì mà thị trường thế giới đòi hỏi. Bởi lẽ đó, trong cả một thời kỳ dài của thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam chỉ xoay quanh một số mặt hàng chủ yếu mang tính truyền thống dân tộc, như: các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, mây tre đan. Các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ này chủ yếu vẫn là xuất sang các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa (được gọi là khu vực I) dựa trên cơ sở các hiệp định ký kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa với nhau.

Với phương thức hoạt động xuất nhập khẩu như vậy, không nhất thiết cần phải có chiến lược phát triển thương mại quốc tế. Điều đó đã tạo ra tính ỷ lại, thiếu chủ động, thiếu năng động sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, không cần phải nghiên cứu thị trường để tìm hiểu xem thị trường cần gì. Hậu quả là: các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu những tổn thất to lớn trong quá trình chuyển đổi cơ chế sang kinh tế thị trường. Hàng của Việt Nam trong thời kỳ này không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng.... Khi một loạt các nước xã hội chủ nghĩa

Đông Âu sụp đổ vào những năm cuối 1980, đầu 1990, Việt Nam bị mất hầu hết những thị trường truyền thống, buộc chúng ta lại phải làm lại từ đầu.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 33 - 36)