Tiếp tục đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đa dạng hoá thị trường và năng động tìm kiếm khách hàng

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 97 - 99)

- Trước hết, về cơ cấu khu vực:

2000 2001 2002 2003 GDP (đóng góp theo tỷ lệ %)

3.3.2 Tiếp tục đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đa dạng hoá thị trường và năng động tìm kiếm khách hàng

và năng động tìm kiếm khách hàng

Đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm có thêm nhiều bạn hàng, nhiều bè bạn, tạo thêm thế mạnh, tranh thủ thêm vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý mới của nước ngoài cho sự phát triển kinh tế của ta, tránh được những tình thế khó khăn do biến động về chính trị - kinh tế - xã hội xảy ra ảnh hưởng đến nước

ta."Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển".

Việc Việt Nam thực hiện chính sách đa phương hoá các mối quan hệ không những phù hợp với lợi ích của đất nước mà còn phù hợp với xu thế chung của thế giới, nhờ vậy mà chúng ta đã và đang gặt hái được nhiều thành quả quan trọng, như từ chỗ bị bao vây, cô lập sang thế là một nước có quan hệ song phương và đa phương rộng rãi chưa từng có với tất cả các nước và trung tâm kinh tế - chính trị lớn, đặc biệt là đã ký được hiệp ước thương mại với EU và Hoa Kỳ; đã mở rộng được thị trường, gia tăng được đối tác, tranh thủ được một lượng rất lớn vốn đầu tư của nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức, nối lại quan hệ với cộng đồng tài chính quốc tế, xử lý thoả đáng các khoản nợ; vị thế của Việt Nam không ngừng được nâng cao cùng với việc tham gia ngày một chủ động và tích cực vào việc giải quyết các công việc toàn cầu. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng và thiết thực vào việc đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, chuẩn bị tiền đề cho việc hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, muốn tồn tại và phát triển phải thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá các quan hệ quốc tế. Tích cực đa phương hoá các quan hệ quốc tế chính là việc thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ rộng mở. Đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc tế cũng có nghĩa là chúng ta cần phát triển các hình thức và nội dung hội nhập khác nhau, đồng thời thúc đẩy quá trình tự do hoá đơn phương, song phương và đa phương, hội nhập cả ở phạm vi tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu, hội nhập trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thực hiện chính sách đa phương hoá các quan hệ kinh tế, chúng ta có điều kiện để đa dạng hoá thị trường. Thực tế đã cho thấy rằng: muốn phát triển ngoại thương, một trong những điều kiện không thể thiếu là: phải có thị trường.

Trong chiến lược phát triển thị trường, trước hết phải chú ý đến các thị trường trọng điểm, các bạn hàng lớn, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó thị trường ASEAN đang nổi lên vấn đề tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA.

Chúng ta đã ký được Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, song việc phát triển hoạt động ngoại thương với Hoa Kỳ, việc tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ đang đặt ra trước mắt chúng ta nhiều thách thức mới. Mục tiêu của chúng ta đẩy nhanh tiến độ gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để tạo điều kiện hội nhập một cách toàn diện hơn vào kinh tế thế giới. Đồng thời chúng ta cần xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa tham gia vào các hoạt động của các tổ chức kinh tế, tài chính, ngân hàng quốc tế như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (OPEC), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB)....,vì đó là điều kiện cần thiết để phát triển mạnh nền kinh tế mở cửa, nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Song muốn hoà nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới trên đây, Việt Nam phải đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật về ngoại thương cho phù hợp. Đó là những vấn đề rất lớn, đòi hỏi chúng ta phải có thời gian chuẩn bị khá kỹ càng về tất cả các mặt, nhất là vấn đề nhân lực thì mới có thể thực hiện được mục tiêu đề ra, tránh được những bất lợi, rủi ro, không phù hợp có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 97 - 99)