Những mục tiêu chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 88 - 94)

- Trước hết, về cơ cấu khu vực:

2000 2001 2002 2003 GDP (đóng góp theo tỷ lệ %)

3.2.2 Những mục tiêu chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam

Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã quyết định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu của thế kỷ 21 là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Xuất phát từ mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, mục tiêu cụ thể là:

Đưa GDP của năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô; cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ; bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp 16 - 17%, công nghiệp 40 - 41%, dịch vụ 42 - 43%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%.

Trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, phát triển kinh tế đối ngoại nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu trên chiến lược luôn luôn được nhấn mạnh và nó được xem như là một biện pháp quan trọng nhất có tính quyết định rất cao đến quá trình phát triển kinh tế nước ta trong thế kỷ XXI này. Việc phát triển ngoại thương cần phải được chú ý cả về quy mô, tốc độ phát triển và cả về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu và cơ cấu dịch vụ.

Về quy mô và tốc độ phát triển:

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh gấp 2 lần tăng trưởng GDP, tức là GDP tăng bình quân 7,2%/năm thì xuất khẩu sẽ tăng bình quân 14,4%/năm, trong đó nông sản xuất khẩu qua chế biến đạt kim ngạch 6 - 7 tỷ USD, xuất khẩu lương thực bình quân 4 - 5 triệu tấn/ năm, xuất

khẩu khoáng sản đạt kim ngạch 3 tỷ USD, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chiếm 70 - 80% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và cơ cấu dịch vụ:

Cơ cấu xuất khẩu đến năm 2010 cần được chuyển dịch theo hướng: gia tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến và chế tạo với giá trị gia tăng ngày càng cao, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô.

Định hướng chiến lược cho từng nhóm hàng xuất khẩu:

- Nhóm nguyên nhiên liệu: hai mặt hàng chính là dầu thô và than đá.

+ Về dầu thô: xuất khẩu theo hướng giảm dần. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ xuất khẩu dầu thô ở mức từ 33 đến 40% sản lượng dầu khai thác, còn lại để chế biến trong nước, với tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất đến năm 2010 dự kiến sẽ chỉ còn 1%. Thị trường xuất khẩu chính sẽ vẫn là Ôxtrâylia, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc và có thể thêm cả Mỹ.

+ Về than đá: Dự kiến xuất khẩu dao động ở mức xung quanh 4 triệu tấn/năm, kim ngạch đạt khoảng 120 - 150 triệu USD. Thị trường vẫn sẽ là: Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu và cần mở rộng thêm vào thị trường Hàn Quốc, Thái Lan....

+ Về khoáng sản khác: Hiện nay nhóm nguyên liệu này có khả năng xuất khẩu đóng góp 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (dự kiến đến năm 2005 xuất khẩu 2,5 tỷ USD chiếm tỷ trọng 9%); đến năm 2010 tỷ trọng nhóm này sẽ giảm xuống còn từ 1 - 3,5% (khoảng từ 500 triệu USD đến 1,75 tỷ USD) .

- Nhóm hàng nông- lâm- thuỷ sản:

Nhóm này đang chiếm gần 25% kim ngạch xuất khẩu với các mặt hàng chủ lực là gạo, cà phê, cao su, chè, rau quả, thuỷ sản, hạt điều, hạt tiêu. Theo mục tiêu của chiến lược chung, tốc độ tăng trưởng của nhóm này chỉ ở mức 4%/năm trong toàn thời kỳ 2001 - 2010, tỷ trọng của chúng sẽ giảm dần đến 22% (tương đương 5,85 tỷ USD) vào năm 2005 và 17,2 % tương đương 8 - 8,6 tỷ USD vào năm 2010.

Trong những năm tới, để cải thiện cơ cấu xuất khẩu của nhóm này, hướng phát triển chủ đạo từ nay đến 2010 là: chuyển dịch cơ cấu toàn lĩnh vực, trong mỗi ngành, thậm chí trong từng loại sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. Tuy nhiên, để thực hiện được định hướng trên, cần phải có sự đầu tư thích đáng vào các khâu cơ bản của sản xuất như: giống, kỹ thuật gieo trồng, công nghệ sau thu hoạch kể cả đóng gói, bảo quản, vận chuyển.... để tạo ra những bước đột phá mới về năng suất và chất lượng sản phẩm.

Việc xuất khẩu hàng nông - lâm - thủy sản cần phải được duy trì ở một số thị trường truyền thống, song đặc biệt quan tâm đến các thị trường lớn và lấy đó làm thị trường xuất khẩu chính như: Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc.

Mục tiêu xuất khẩu một số mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản chủ yếu đến năm 2010 như sau:

+ Về gạo: dự kiến xuất khẩu bình quân 1 năm từ 4 - 4,5 triệu tấn thu về khoảng 1 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu là khu vực Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ và giữ sự ổn định sang các thị trường truyền thống như Inđônexia, Philipin...

+ Về nhân hạt điều: có thể đạt kim ngạch 400 triệu USD vào năm 2010. Các thị trường lớn để xuất khẩu là EU, Mỹ, Ôxtraylia, Trung Quốc.

+ Hạt tiêu: kim ngạch xuất khẩu có thể đạt mức 230 - 250 triệu USD, xuất sang các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Trung Đông.

+ Rau, hoa và quả khác: dự kiến đến 2010 kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,1 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu lớn của ta là Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Châu Âu.

+ Cà phê: phấn đấu đến năm 2010 xuất khẩu khoảng 750 ngàn tấn đạt kim ngạch 850 triệu USD, đưa Việt Nam trở thành nước lớn thứ hai về xuất khẩu cà phê trên thế giới.

+ Cao su và chè: dự kiến kim ngạch xuất khẩu cao su đến năm 2010 đạt 500 triệu USD và chè 800 triệu USD. Tuy nhiên để đạt được kim ngạch này cần phải nâng

cao chất lượng cả cao su và chè, vì các thị trường lớn để xuất khẩu như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông luôn đòi hỏi các loại sản phẩm này có chất lượng cao.

+ Thịt: mục tiêu của ta sẽ gia tăng xuất khẩu thịt. Các thị trường có tính định hướng là Hồng Công, Nga và về lâu dài có các thị trường Singapore và Nhật Bản. Song để xuất khẩu thịt, chúng ta cần đầu tư từ khâu giống, kỹ thuật nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm...

Nhìn chung, các loại hàng xuất khẩu thuộc nhóm hàng nông - lâm - thủy sản mang tính chất là các sản phẩm thô. Nhóm này dự kiến xuất khẩu đạt từ 10 - 10,35 tỷ USD vào năm 2010, tỷ trọng giảm từ 40% hiện nay xuống còn 20 - 21% kim ngạch xuất khẩu. Định hướng của ta là gia tăng về chất lượng và giá trị gia tăng trong xuất khẩu.

- Nhóm sản phẩm chế biến và chế tạo:

Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của nhóm này đạt trên 4 tỷ (chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu). Dự kiến đến năm 2010 đạt 20 -21 tỷ USD, tăng gấp 5 lần hiện nay và tỷ trọng của chúng trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 40%.

Những mặt hàng chủ lực của nhóm hàng chế biến và chế tạo gồm có:

+ Dệt may và giày dép: dự kiến kim ngạch đạt 7 - 7, 5 tỷ USD. Muốn đạt được kim ngạch này, hàng dệt may phải tăng 14%/năm và giày dép: 15 - 16%/năm. Thuận lợi lớn trong xuất khẩu hàng dệt may và giày dép là chúng ta ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và EU, song chúng ta gặp khó khăn rất lớn là việc Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO, là đối tác cạnh tranh rất lớn trên thị trường xuất khẩu của ta. Để đẩy mạnh xuất khẩu, thực hiện các mục tiêu, chúng ta cần đầu tư phát triển mạnh hai ngành này, tăng cường thâm nhập vào thị trường mới, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, Trung Đông, châu Đại Dương, giữ vững và làm ổn định các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản....

+ Sản phẩm gỗ: dự kiến đến năm 2005 đạt kim ngạch xuất khẩu 600 triệu USD và mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD. Để đạt mục tiêu này, cần có

chính sách khuyến khích phát triển trồng rừng, đơn giản hoá các thủ tục trong xuất khẩu sản phẩm gỗ, nhất là gỗ rừng tự nhiên.

+ Hoá phẩm tiêu dùng: thị trường tiêu thụ chính sẽ vẫn là: Trung Quốc, Campuchia, Irắc và một số nước đang phát triển. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD. Cần mở rộng thêm sang các thị trường tiềm năng như: EU, Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ.

+ Sản phẩm cơ khí, điện: tuy rằng đây hoàn toàn là những sản phẩm mới đưa vào xuất khẩu, song dự tính đến năm 2010 cần đạt được kim ngạch khoảng 1 tỷ USD, các hàng chủ yếu như: xe đạp, quạt điện, động cơ, máy xay xát... Thị trường định hướng xuất xe đạp là EU, Hoa Kỳ, còn các sản phẩm khác sang các nước trong khối ASEAN, Trung Đông, châu Phi.

+ Hàng thủ công, mỹ nghệ: kế hoạch phấn đấu đến 2010 xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD (trong đó gốm sứ chiếm 60%). Thị trường chủ yếu sẽ là: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước Trung Đông, châu Đại Dương.

+ Thực phẩm chế biến: gồm các mặt hàng: bánh kẹo, sữa, mỳ ăn liền... Mục tiêu xuất khẩu đến năm 2010 đạt 700 triệu USD sang các thị trường chủ yếu là Nga, Đông Âu, EU, Ôxtrâylia, Hoa Kỳ.

+ Sản phẩm nhựa: Nước ta đang xuất khẩu sang Campuchia, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ, Sri-lanka. Trong những năm tới cần thâm nhập các thị trường tiềm năng như: Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ. Đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu loại hàng này phấn đấu đạt 600 triệu USD.

Như vậy trong nhóm hàng chế biến và chế tạo, dệt may và giày dép vẫn là hàng chủ lực, cần tập trung mọi nguồn lực để phát triển, nhằm đạt được mục tiêu xuất khẩu 7 - 7,5 tỷ USD vào năm 2010. Bên cạnh đó cần tận dụng các lợi thế của ta, phát triển sản xuất các loại hàng khác như thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, hoá phẩm tiêu dùng.... để quyết tâm đạt được mục tiêu xuất khẩu 20 - 21 tỷ USD trong năm 2010.

Đây là nhóm hàng mới xuất hiện ở nước ta trong một số năm gần đây, song đã mang lại cho chúng ta một khoản thu lớn. Năm 2000 chúng ta đã đạt kim ngạch xuất khẩu 700 triệu USD. Mục tiêu đề ra là đến năm 2010 phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 6 - 7 tỷ USD (riêng phần mềm là 1 tỷ USD). Những mặt hàng hạt nhân là điện tử và tin học.

Về cơ cấu dịch vụ xuất khẩu:

Dịch vụ xuất khẩu là một hoạt động lâu nay ít được chú ý ở nước ta. Mục tiêu đặt ra cho thời kỳ từ nay đến năm 2010 là phải tăng cường các hoạt động dịch vụ xuất khẩu. Những thế mạnh về dịch vụ xuất khẩu của ta sẽ là: xuất khẩu lao động, du lịch, bưu chính viễn thông, vận tải và ngân hàng. Đến năm 2010 cần phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu dịch vụ từ 8100 triệu đến 8600 triệu USD, trong đó: xuất khẩu lao động: 4500 triệu USD, du lịch: 1600 triệu USD, các ngành khác (ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải....) đạt từ 2000 đến 2500 triệu USD.

Tóm lại, đến năm 2010 kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu được dự kiến như sau (xem biểu 14)

Biểu 14: Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đến năm 2010

Nhóm hàng Kim ngạch 2010 Tỷ trọng (%)

2002 2010

Tổng kim ngạch xuất khẩu trong đó: 1 .Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá: - Nguyên nhiên liệu

- Nông, lâm, thuỷ sản - Hàng chế biến , chế tạo - Hàng công nghệ cao - Hàng hóa khác.

2. Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu

56.100 - 58.60048000 - 50.000 48000 - 50.000 1750 8000 - 8600 20.000 - 21.000 7000 12.500 8.100 - 8600 100,00 20,5 23,9 39,0 3,24 13,36 100,0 3 - 3,5 16 - 17 40 - 45 12 - 14 23 - 25

Nguồn: Bộ Thương mại

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w