Tăng cường và đổi mới công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mớ

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 104 - 107)

- Trước hết, về cơ cấu khu vực:

2000 2001 2002 2003 GDP (đóng góp theo tỷ lệ %)

3.3.9 Tăng cường và đổi mới công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mớ

nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mới

Để phát triển ngoại thương, để hội nhập vào nền kinh tế thế giới , chúng ta cần một đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, đội ngũ cán bộ của ngành ngoại thương nói riêng, có đầy đủ năng lực để tìm hiểu một cách rõ ràng, chính xác và kịp thời nhu cầu của thị trường quốc tế, quy mô của nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của nền

sản xuất trong nước. Chúng ta cần đội ngũ cán bộ và nhân viên hoạt động ngoại thương giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ tiếng Anh và ngôn ngữ thị trường mục tiêu (đặc điểm tâm lý, thị hiếu, thói quen....). Những cán bộ nhân viên này phải được đào tạo từ các trường có tiếng tăm trong nước và quốc tế, để họ có khả năng thích ứng nhanh với tình hình, có khả năng nghiên cứu sâu rộng, có khả năng tiếp nhận và phân tích các thông tin có liên quan đến quản lý, đến sản phẩm và dịch vụ xuất nhập khẩu, đến thị trường mục tiêu, giá cả trên thị trường thế giới.... Đồng thời phải có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện phục vụ cho thu thập, phân tích và truyền thông tin hiện đại (như máy vi tính, fax...) để nâng cao khả năng phân tích thông tin chính xác, nhanh, kịp thời.

Chúng ta cần có một đội ngũ cán bộ ngoại thương mạnh, tức là họ phải biết đặt lợi ích của tập thể, của doanh nghiệp lên trên hết, vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong mọi quan hệ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chúng ta cũng cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ giỏi về tiếp thị trong lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế. Phát triển ngoại thương đòi hỏi có khả năng tiếp thị cao hơn hẳn hoạt động nội thương hoặc các doanh nghiệp sản xuất, vì thị trường mà các doanh nghiệp ngoại thương tiếp cận là thị trường nước ngoài, các đòi hỏi và tiêu chuẩn của thị trường cao hơn hẳn so với thị trường trong nước và luôn luôn phải ở mức ngang với các tiêu chuẩn chung của thị trường thế giới. Khả năng tiếp thị của cán bộ ngoại thương được thể hiện ở các mặt : xác định được thị trường mục tiêu, có khả năng chiếm lĩnh và giữ vững thị trường bằng cách gây ấn tượng ban đầu được tốt đẹp cho doanh nghiệp, biết biến những dịch vụ tốt nhất không nơi nào có được của doanh nghiệp thành những khoản thu lớn, có khả năng lựa chọn phương tiện và quy mô quảng cáo thích hợp với thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, có khả năng tìm ra khe hở để lọt vào những thị trường rộng lớn hơn, biết hoà nhập vào khách hàng và vào phong trào người tiêu dùng để tạo thêm thuận lợi cho doanh nghiệp, và cuối cùng là : có khả năng định giá táo bạo và có hiệu quả cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, vì đây là vũ khí tốt nhất để nâng cao doanh thu, đánh bại các đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.

KẾT LUẬN

Luận văn đã được thực hiện và đạt được một số kết quả chủ yếu sau:

1. Nghiên cứu đề tài từ góc độ kinh tế chính trị học với lý thuyết kinh tế học về quá trình phát triển nền kinh tế thế giới, luận án đã phân tích được những vấn đề lý luận cốt lõi về quá trình hình thành, sự cần thiết tồn tại và phát triển của ngoại thương, nhất là trong thời đại hội nhập và quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. Từ đó khẳng định: điều kiện tiền đề để ra đời ngoại thương là sự tồn tại và sự phát triển của kinh tế hàng hoá - tiền tệ và sự hình thành và phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nước. Ngày nay hoạt động kinh tế đối ngoại là yêu cầu khách quan, không thể thiếu được.

2. Hoạt động của ngoại thương Việt Nam trong những năm qua chịu nhiều tác động cả về phía chủ quan của nền kinh tế nước ta cũng như khách quan, song mỗi thời kỳ có đặc thù riêng của nó. Mỗi thời kỳ lịch sử của cách mạng buộc ngành ngoại thương hoạt động với những đường lối chiến lược khác nhau. Từ thực tế hoạt động của ngoại thương từ năm 1975 đến nay, luận văn đã tổng hợp và đánh giá thực trạng hoạt động của ngoại thương Việt Nam, những thành tựu đã đạt được và những đóng góp tích cực của nó vào việc phát triển kinh tế, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sau khi phân tích các hoạt động của ngoại thương Việt Nam từ năm 1975 đến nay, luận án đã khẳng định được rằng: nhìn chung Việt Nam đã đề ra định hướng chiến lược phát triển ngoại thương qua từng giai đoạn là hợp lý, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của đất nước và quốc tế để từ đó đã góp phần thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ và làm cơ sở để đề ra định hướng chiến lược hoạt động cho ngoại thương trong những năm tới.

3. Thế giới ngày nay đang trong lộ trình hội nhập. Việt Nam là một nước thành viên trong cộng đồng quốc tế, không thể không tham gia vào quá trình hội nhập và chỉ khi có hội nhập mới có thể phát triển. Trong quá trình hội nhập, định hướng phát triển ngoại thương Việt Nam trong những năm tới và có thể cả lâu dài vẫn là tăng cường các mối quan hệ toàn diện, sâu rộng với tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt

Nam cần phải cố gắng mở rộng quan hệ đối ngoại đa phương với tất cả các nước và tổ chức kinh tế trên thế giới. Trong lĩnh vực ngoại thương, chiến lược phát triển của nước ta là cần phải cải thiện cơ cấu hàng xuất nhập khẩu, tăng xuất khẩu để nhập khẩu. Xuất khẩu phải tập trung vào việc tăng tỷ trọng hàng chế biến, có hàm lượng chất xám cao và đòi hỏi kỹ thuật - công nghệ cao. Đồng thời nhập khẩu tập trung vào những hàng phục vụ cho sản xuất hàng để xuất khẩu. Chúng ta phải phấn đấu để tự sản xuất xuất khẩu, giảm tối đa hình thức "gia công" hàng xuất khẩu cho nước ngoài như hiện nay vẫn đang tồn tại khá phổ biến.

4. Để thực hiện định hướng chiến lược, luận văn cũng mạnh dạn đề xuất một loạt các giải pháp chủ yếu, trong đó có những giải pháp cần quan tâm nhiều hướng, đó là:

- Sớm hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý ngoại thương cho phù hợp với các thông lệ kinh doanh quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia một cách tốt nhất vào lộ trình hội nhập, thực hiện AFTA theo đúng lộ trình và các điều kiện để gia nhập WTO.

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường thương mại quốc tế và phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại, có như vậy chúng ta mới có thể phát triển hoạt động ngoại thương.

- Hết sức chú trọng đến thông tin kinh tế và vấn đề này là một trong những tiền đề cho ra những quyết định đúng đắn trong hoạt động ngoại thương.

- Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ ngoại thương cả về chất và về lượng. Vì "cán bộ là vốn quý nhất" quyết định tất cả như Bác Hồ đã dạy.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w