NHẰM PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 66)

- Số liệu năm 200 2 Kinh tế XH VN tháng 3/200 1 2003,NXB TK, HN 2003, tr 256 Số liệu năm 2003 Tình hình TM tháng12 và cả năm 2003 (Bộ TM).

NHẰM PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

TỚI

TỚI

3.1.1-Thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay

Trong thời gian đầu thực hiện chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội (1991- 2000) nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế -xã hội. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn những khó khăn không nhỏ: Mỹ tiếp tục bao vây cấm vận nước ta, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá về nhiều mặt. Những năm cuối thập kỷ 90, nước ta lại phải chịu ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và bị thiệt hại to lớn do thiên tai liên tiếp xảy ra trên nhiều vùng lãnh thổ. Những khó khăn chồng chất ngày càng tác động rất lớn đến tất cả các mặt trong đời sống kinh tế, chính trị -xã hội của đất nước.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và những thử thách lớn, chúng ta vẫn thu được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng khá: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm 7,2%, sau 10 năm tăng gấp đôi (2,07 lần). Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực (1995 -1997) đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Nếu như thời kỳ 1992 - 1997 tổng sản phẩm trong nước thường đạt mức tăng trưởng hàng năm 8 - 9%, thì đã đột ngột giảm xuống chỉ còn tăng 5,8% vào năm 1998 và tăng 4,8% vào năm 1999. Đến năm 2000 nước ta đã chặn được sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đến năm 2001 đã đưa tổng sản phẩm trong nước đạt mức tăng trưởng 6,89% vào năm 2001và tăng 7,24% vào năm 2003 trong đó từng ngành và khu vực cũng có sự tăng trưởng khác nhau: năm 2003 khu vực nông - lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,2%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,34% và dịch vụ tăng 6,57%. Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 7,0%, Việt Nam được xếp vào hàng các nước có nền kinh tế phát triển với tốc độ cao của khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w