Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý ngoại thương

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 94 - 97)

- Trước hết, về cơ cấu khu vực:

2000 2001 2002 2003 GDP (đóng góp theo tỷ lệ %)

3.3.1 Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý ngoại thương

Để đáp ứng được các mục tiêu và yêu cầu về tăng trưởng của xuất khẩu, trước hết chúng ta phải đổi mới các chính sách quản lý ngoại thương vốn đã cũ lại lạc hậu trước đây, hoàn thiện các chính sách đó thành một hệ thống và đồng bộ, từ đó tạo ra cơ chế quản lý ngoại thương hợp lý.

Chủ trương mang tính chủ đạo của ta trong xuất khẩu hàng hoá là tạo dựng những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, song không giới hạn một cách cứng nhắc vào một

số mặt hàng cố định mà cần linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường và sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới. Những mặt hàng mà chúng ta có thể coi là trọng tâm cần chú trọng đến là các mặt hàng công nghệ chế biến (chủ yếu là chế biến từ các sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản) và các mặt hàng công nghiệp nhẹ (dệt, may, giày da....). Trong thời gian tới, chúng ta cần tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm sản xuất có hàm lượng công nghệ cao, muốn vậy cần có nhiều chất xám, có công nghệ mới để tạo cho nhóm hàng này có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

Để đạt được những mục tiêu đề ra trong định hướng xuất khẩu hàng hoá, cần phải có chính sách hàng hoá, mà khâu có ý nghĩa quan trọng và quyết định là chính sách đầu tư. Trong đầu tư, cần ưu tiên cao cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng không nên đầu tư dàn trải mà nên tập trung đầu tư vào các ngành hàng chủ lực và các dự án đổi mới công nghệ để nâng cao cấp độ chế biến và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường thế giới.

Chúng ta cần có thêm nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi hơn nữa để các doanh nghiệp xuất khẩu có điều kiện mở rộng thêm các mặt hàng sản xuất, để sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm trong nước, nâng cao hàm lượng nội địa của sản phẩm dành cho xuất khẩu. Các chính sách ưu tiên, ưu đãi này có thể gồm các chính sách về thuế, các chính sách về tín dụng.

Chúng ta cần hoạch định và thực thi hệ thống chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngoại thương, trong đó định hướng chính sách chuyển dịch cơ cấu các sản phẩm trong mối quan hệ chặt chẽ với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Từ nay đến hết thập niên đầu của thế kỷ 21, hàng xuất khẩu của ta phải có cơ cấu chuyển dịch theo hướng: "tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm mới, các sản phẩm đã qua công nghiệp chế tạo, chế biến sâu và tinh, tiến tới tăng dần tỷ trọng xuất các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật - công nghệ cao, giảm dần tiến tới hạn chế tối đa việc xuất các nguyên liệu thô và sơ chế”.

* Nước ta cần rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa rõ ràng, như xem xét và điều chỉnh lại Luật thương mại, Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

Về Luật thương mại, cần sửa đổi và bổ sung để làm rõ ràng hơn về vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, tạo sự thông thoáng trong hoạt động xuất nhập khẩu và sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.

Về Luật đầu tư nước ngoài, cần đưa thêm các quy định để đảm bảo nguyên tắc đối xử quốc gia trong các lĩnh vực như các biện pháp về đầu tư có liên quan đến thương mại.

Về Luật khuyến khích đầu tư trong nước, cần quy định lại rõ hơn về ngành nghề khuyến khích đầu tư để khắc phục tình trạng không rõ ràng giữa "thay thế nhập khẩu" và "định hướng xuất khẩu". Cần kết hợp hai Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước thành 1 bộ luật chung nhằm khuyến khích đầu tư.

* Chúng ta cần sớm ban hành các văn bản luật mới để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế mới phát sinh cả trên phương diện quốc tế và quốc gia, như Luật về tối huệ quốc và đối xử quốc gia, Luật cạnh tranh và chống độc quyền, Luật chống bán phá giá và chống trợ cấp, Luật phòng vệ khẩn cấp, Luật chống chuyển giá.

Cần điều chỉnh hoặc ban hành mới các quy định dưới luật để xử lý linh hoạt các mảng kinh doanh đang ngày càng trở nên quan trọng nhưng chưa đủ khung pháp lý như xuất khẩu tại chỗ, buôn bán biên giới và duyên hải, kinh doanh tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu...

Chúng ta khuyến khích nhưng cũng cần có cơ chế quản lý chặt chẽ các dịch vụ tái xuất, chuyển khẩu và kho ngoại quan để tận dụng ưu thế về vị trí địa lý, tăng thu ngoại tệ.

* Cần khẩn trương xây dựng và sớm ban hành các tiêu chuẩn hàng hoá - dịch vụ xuất khẩu cho phù hợp với tình hình thị trường, nâng dần năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới.

* Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, thực hiện chính sách nhiều thành phần, trong đó kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo. Cần tạo sự bình đẳng trong kinh doanh xuất nhập khẩu, xoá bỏ tình trạng độc quyền, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia xuất nhập khẩu.

* Nhanh chóng đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng để xoá bỏ những khâu lòng vòng, gây phiền hà xách nhiễu, tạo sự ổn định môi trường pháp lý để tạo lòng tin và khuyến khích, thu hút vốn đầu tư. Cần xem xét và sửa đổi các chính sách, nhất là chính sách thuế xuất nhập khẩu để các chính sách này có tính nhất quán không gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.

Cần xoá bỏ các lệnh cấm, lệnh ngừng nhập khẩu tạm thời và tăng cường sự đồng bộ của các cơ chế chính sách trong hoạt động xuất nhập khẩu.

* Cần có chính sách về tỷ giá hối đoái linh hoạt, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thị trường trong và ngoài nước, bởi vì tỷ giá có thể làm cho những cố gắng trong sản xuất để xuất khẩu tăng thêm phần lớn giá trị hoặc hoàn toàn uổng công. Một chính sách linh hoạt về tỷ giá là một chính sách luôn giữ cho kim ngạch xuất khẩu có thể cân bằng với kim ngạch nhập khẩu trong mọi biến động giá cả ở thị trường nội địa và thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 94 - 97)