Chủ động hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 99 - 100)

- Trước hết, về cơ cấu khu vực:

2000 2001 2002 2003 GDP (đóng góp theo tỷ lệ %)

3.3.3. Chủ động hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế một cách chủ động và tích cực là giải pháp quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu. Hội nhập quốc tế là điều kiện để chúng ta xác định được vị thế của mình trên thế giới, thấy được khả năng tham gia vào thị trường thế giới, thấy được hiệu quả và lợi thế của các sản phẩm và dịch vụ của mình, từ đó điều chỉnh lại các hoạt động và tình trạng sản xuất để tạo năng lực cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Hội nhập quốc tế sẽ mang lại cho chúng ta những thuận lợi to lớn trong các quan hệ quốc tế, tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư và những công nghệ mới từ bên ngoài. Hội nhập quốc tế tất yếu sẽ làm cho kinh tế hướng ngoại. Chủ động hội nhập quốc tế sẽ là giải pháp hàng đầu và là điều kiện tất yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu.

Hội nhập quốc tế sẽ làm cho cả nước có sự tuỳ thuộc lẫn nhau trên cơ sở cùng có lợi. Hội nhập là điều kiện để chúng ta tham gia một cách nhanh chóng và toàn diện vào lộ trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế, bởi vì tham gia vào toàn cầu hoá chúng ta sẽ

có nhiều cái lợi trong việc phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp chế tạo xuất khẩu, cơ cấu kinh tế được điều chỉnh theo hướng xuất khẩu. Tham gia vào toàn cầu hoá sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất, có thị trường xuất khẩu, tranh thủ được thêm các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển để khai thác hết khả năng tiềm tàng của nước ta nhằm sử dụng một cách hợp lý nhất các nguồn lực của ta, đi tắt đón đầu về công nghệ và cơ cấu kinh tế.

Tuy nhiên, hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đặt chúng ta trước những thử thách lớn. Đó là tình trạng lạc hậu quá xa của nền kinh tế nước ta so với các nước khác làm cho môi trường đầu tư của nước ta kém lợi thế cạnh tranh hơn, sản phẩm kém năng lực cạnh tranh nên làm cho chúng ta bị thua thiệt nhiều, các tiêu cực và tệ nạn tồn tại và còn phát sinh nhiều trong đời sống kinh tế - chính trị- xã hội.... nó tác động rất lớn đến mọi mặt trong xã hội nước ta.

Từ những vấn đề cấp bách trên đòi hỏi phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Chỉ có hội nhập mới có thể vượt qua được những thách thức và khó khăn trong đời sống kinh tế-chính trị- xã hội. Và chủ động hội nhập là để nâng cao lợi ích, hiệu quả của sự hội nhập kinh tế quốc tế.

Để chủ động hội nhập, cần phải có chiến lược chủ động, có chuẩn bị và bước đi thích hợp, có kế hoạch cả về phía Chính phủ cũng như về phía các doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngoại thương Việt nam (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w