- Trước hết, về cơ cấu khu vực:
2000 2001 2002 2003 GDP (đóng góp theo tỷ lệ %)
3.1.3- Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngoại thương Việt Nam trong những năm tớ
Việt Nam trong những năm tới
Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá với các mặt tích cực và tiêu cực của nó sẽ tiếp tục diễn biến thông qua sự hợp tác - đấu tranh phức tạp giữa các đối tác. Cục diện này tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá ra thế giới, song đặt nước ta trước những thách thức lớn của sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính thời kỳ 1995-1997 cho thấy nền kinh tế thế giới và khu vực còn ẩn chứa nhiều nhân tố bất trắc. Không loại trừ khả năng có thể sẽ xảy ra các cuộc khủng hoảng về kinh tế và tài chính mới, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta nói chung, và hoạt động xuất- nhập khẩu nói riêng.
Trong nền kinh tế thế giới, các nước công nghiệp phát triển vẫn giữ vị trí áp đảo. Mỹ sẽ tiếp tục là siêu cường hàng đầu, vừa cạnh tranh gay gắt vừa tìm cách dung hoà lợi ích với Tây Âu, Nhật, Nga, Trung Quốc và ở một chừng mực nào đó là Ấn Độ sẽ vươn lên chiếm vị trí ngày càng lớn trong nền kinh tế và thương mại thế giới. Châu Á- Thái Bình Dương đã hồi phục nhanh chóng sau khủng hoảng, tiếp tục là một thị trường tiêu thụ rộng lớn và cùng Châu Âu hình thành không gian kinh tế Á - Âu đầy hứa hẹn. Bối cảnh này gợi cho ta tìm ra được những định hướng thích hợp trong quá trình tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Nhìn chung, vào đầu thế kỷ 21 hoạt động xuất - nhập khẩu của nước ta có những thuận lợi và khó khăn chủ yếu sau:
Thứ nhất: Về thuận lợi:
Bước vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21(2001-2010) “thế” và “lực” của nước ta đã khác trước. Những thành tựu bước đầu thu được sau gần 20 năm thực hiện đổi mới, toàn bộ bộ mặt của Việt Nam đã hoàn toàn đổi mới. Từ một nước đứng trong top 10 nước nghèo đói nhất thế giới, đến nay chúng ta đã có một nền kinh tế khá phát triển, không những đã sản xuất ra được lượng sản phẩm hàng hoá đủ cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng mà còn dư thừa để xuất khẩu. Nhất là vấn đề lương thực chúng ta đã không chỉ tự túc được lương thực mà còn trở thành một trong những nước xuất khẩu lương thực nhiều nhất thế giới. Nền kinh tế của nước ta bắt đầu có sự chuyển mình và ngày càng có nhiều nhân tố tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta hoà nhập vào thế giới, có điều kiện mở rộng các quan hệ đối ngoại ra thế giới bên ngoài, chúng ta đã có quan hệ kinh tế- thương mại với khoảng 140 quốc gia và nhiều tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế. Hàng hoá Việt Nam đã có mặt tại tất cả các nước lớn và trung tâm kinh tế lớn. Có thể nói rằng, từ chỗ bị bao vây, cấm vận với đường lối đúng đắn và sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta, chúng ta đã phá bỏ được thế bị bao vây, cô lập, mở rộng và phát triển được quan hệ với hầu khắp các nước, gia nhập và ngày càng có nhiều vai trò tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, chủ động từng bước hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới.
Một thuận lợi vô cùng to lớn của chúng ta là trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động xã hội được nâng lên đáng kể. Chúng ta đã hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước, bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố và tỉnh đồng bằng. Số sinh viên đại học, cao đẳng tăng một cách đáng kể: đến năm 2000 khi kết thúc thực hiện chiến lược phát triển 10 năm (1991-2000) số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp 6 lần. Đào tạo nghề được mở rộng, năng lực nghiên cứu khoa học được tăng cường, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến.
Về diện tích gieo trồng: nhờ có những chính sách khuyến khích của Nhà nước mà hàng năm luôn có sự tăng trưởng. Nếu năm 1996 cả nước có tổng diện tích cây trồng là 10928 nghìn ha thì đến năm 2002 là 12831 nghìn ha, có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 2,9%. Sản lượng thu hoạch lúa cũng tăng cao: năm 1996 đạt: 26,4 triệu tấn, năm 2003: 34,5 triệu tấn, tăng 8,1 triệu tấn (30,68%) tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng thu hoạch lúa thời kỳ 1996-2003 là 4,70%/ năm. Nhờ vậy, năm 2003 xuất khẩu đạt gần 4 triệu tấn. Tình hình sản xuất một số nông sản và thuỷ sản khác trong thời gian qua cũng phát triển khá cao như: cà phê, cao su, hạt điều, tôm, cá tra và basa, tạo thuận lợi cho nước ta đẩy mạnh xuất khẩu.
Một thuận lợi nữa tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu cho nước ta đó là nguồn tài nguyên “rừng vàng- biển bạc”. Về tài nguyên rừng, chúng ta có nhiều loại lâm sản quý hiếm đặc trưng cho vùng nhiệt đới mà lâu nay chúng ta đã tận dụng khai thác nó để làm hàng xuất khẩu, như đồ tre, trúc, mây song, đồ gỗ... hoặc là những loại hạt tinh dầu như sa nhân, quế, hồi, trẩu... Bên cạnh đó khoáng sản được khai thác lên cũng tạo nên nguồn hàng phong phú để mở rộng xuất khẩu, như các loại quặng. Nguồn tài nguyên nước là một nguồn lợi lớn của nước ta, nó đang được khai thác và trở thành một nguồn chủ lực đóng góp vào xuất khẩu, mở rộng vào quan hệ kinh tế quốc tế trong thời gian hiện nay.
Trong những năm gần đây điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng cơ sở ngày càng được củng cố, cải thiện và phát triển, nó tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Vấn đề trở ngại nhất trong quá trình phát triển kinh tế và mở rộng xuất khẩu là hạ tầng cơ sở của nước ta còn quá thấp về tình trạng, đơn điệu và bị hạn chế nhiều mặt. Trước tình hình đó trong những năm vừa qua, chúng ta đã tập trung phát triển hệ thống đường giao thông cả trên bộ, trên không, đường sắt và đường thuỷ. Đến nay những khu vực kinh tế chính, những tuyến đường huyết mạch đã được nâng cấp đạt hoặc gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho ăn ở, du lịch phát triển nhanh chóng và ngang tầm quốc tế. Hệ thống giao thông đã kết nối các vùng, khu vực và các miền, giữa nước ta và quốc tế- đó là những điều kiện kết nối thuận lợi phục vụ cho mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Có thể nói rằng, chúng ta đang tìm mọi cách để phát triển kinh tế, để tham gia vào quá trình hội nhập. Song đây cũng là những thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội lớn cho ta mở rộng thị trường để phát triển kinh tế và tăng cường quan hệ thương mại.
Thứ hai: Về khó khăn:
Nhìn lại những năm qua thực hiện chiến lược phát triển kinh tế có thể thấy rằng nền kinh tế nước ta có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, những thành tựu và tiến bộ đã đạt được chưa đủ lực để chúng ta vượt qua tình trạng kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chúng ta còn nhiều khó khăn và thử thách, tất yếu sẽ gặp trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
Trước hết, nước ta vẫn còn là một nước nghèo và kém phát triển. Trình độ phát triển kinh tế ở nước ta còn thấp xa so với mức trung bình của thế giới và kém nhiều nước xung quanh. Dự kiến 10 năm tới chúng ta chỉ có thể dưa GDP lên gấp đôi, cơ cấu kinh tế của chúng ta có chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ hơn song còn chậm và lạc hậu so với các nước khác (Xem biểu 13):
Biểu 13: Tỷ trọng của 3 khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước của một số nước (theo giá thực tế)
ĐVT: % Năm 1999 Năm 2001 Nông lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Nông lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Việt Nam 25.4 34.5 40.1 23.6 37.8 38.8 Thái Lan 11.0 39.1 49.7 10.0 40.0 49.8 Hàn Quốc 5.0 42.5 2.4 4.0 41.4 54.1
Nguồn: số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, sách đã dẫn
Đến năm 2003, ở Việt Nam trong tổng sản phẩm quốc dân nông- lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng khá cao: 21,0%, công nghiệp và xây dựng chiếm 38,5%% và dịch vụ chiếm 40,5%. Với cơ cấu như vậy, rõ ràng ảnh hưởng nhiều đến quy mô, cơ cấu và hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu.
Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu, năng lực cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp trong khi phải nhập vào cuộc đua tranh ngày càng gay gắt trên thị trường khu vực và thế giới, nhất là từ năm 2006 khi nước ta thực hiện các cam kết về AFTA.
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương mở cửa nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước, kể cả các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài tăng mạnh. Sự tăng trưởng nhanh của các doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu khác nhau đã tạo cơ hội để phát triển sản xuất, kinh doanh, song cũng đứng trước những khó khăn và thử thách mới. Các doanh nghiệp của ta còn nhỏ về quy mô, yếu về năng lực cạnh tranh, kém về trình độ quản lý và công nghệ - kỹ thuật chưa đủ sức để theo kịp các nước trên thế giới, do vậy tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất - kinh doanh chưa cao, sản phẩm sản xuất ra còn chưa đủ năng lực cạnh tranh với hàng hoá trên thị trường được sản xuất ra từ nhiều nước khác nhau.
Đại đa số doanh nghiệp mới tham gia hoạt động xuất nhập khẩu theo đúng nghĩa của nó, nên kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn còn nhiều bất cập. Ngay trong việc xây dựng, khuyếch trương và phát triển thương hiệu, bảo vệ thương hiệu của mình, chúng ta cũng chưa có kinh nghiệm, chưa chú trọng đến một cách đúng mức, hoặc là không coi trọng nó, nên không ít thương hiệu của mình bị mất, vừa thiệt hại, vừa bị khó khăn trong xuất khẩu hàng hoá. Điển hình là vụ kiện thương hiệu thuốc lá VINATABA, cà phê Trung Nguyên hay nước mắm Phú Quốc của Việt Nam lại là do Thái lan sản xuất....
Trình độ cán bộ kinh doanh thương mại quốc tế yếu, kém nên việc hoạch định chiến lược hoặc tham mưu cho việc định ra chiến lược xuất - nhập khẩu, định ra các chính sách về xuất - nhập khẩu, mở rộng thương mại quốc tế còn nhiều bất cập. Chúng ta nói nhiều đến việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, ưu tiên và tăng cường xuất hàng chế biến, giảm bớt xuất hàng thô, hàng sơ chế. Song chúng ta chưa có chính sách cụ thể để thực hiện chủ trương này. Chúng ta có nhiều tiềm năng phát triển hàng thuỷ sản - một thế mạnh của chúng ta. Chúng ta đã có cố gắng trong việc giúp đỡ người dân nuôi trồng thuỷ sản, nên đã tạo ra được một lượng thuỷ sản dồi dào để xuất khẩu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất thuỷ sản năm 1996 đạt 15369,6 tỷ đồng, ước tính năm 2003 đạt 29980 tỷ đồng, so với năm 1996 bằng 195,06%.Tuy nhiên, trong xuất khẩu thủy sản do chúng ta chưa nắm bắt hết được sự biến động và diễn biến phức tạp trên thị trường thế giới, chưa có chiến lược và sách lược cụ thể cho từng thời kỳ, từng thị trường nên vừa qua và cả hiện nay chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu thuỷ sản đặc biệt là sang thị trường Hoa Kỳ.
Một khó khăn nữa trong hoạt động thương mại quốc tế mà chúng ta gặp phải đó là: tình hình kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là tình hình tài chính- tiền tệ- tỷ giá, giá sản phẩm, nhất là giá nông sản và nhãn hiệu còn chứa đựng nhiều nhân tố không ổn định, khó dự báo.
Những bất ổn về chính trị, xung đột quân sự ở các điểm nóng trên thế giới như khu vực Tây Bắc Á (Irăc, Apganistan, Ấn Độ, Pakistan), khu vực Trung Đông
giới. Chiến tranh Irăc đã làm cho hoạt động thương mại quốc tế ở khu vực này bị gián đoạn, bị ảnh hưởng, đã đẩy giá một số mặt hàng lên cao như giá dầu thô.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ thời kỳ 1995-1997, tuy rằng dã dần dần trở lại trạng thái thăng bằng song nó vẫn còn dư âm đến nay mà một số nước vẫn còn bị ảnh hưởng.
Tóm lại: khi xem xét toàn bộ những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu nước ta, nếu từ quan điểm nhìn nhận một cách toàn diện, có thể thấy rằng: nước ta đứng trước nhiều thuận lợi hơn so với khi bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xem xét một cách nghiêm túc các thách thức, khó khăn, không được xem thường chúng.