Sự trăn trở, tìm tòi sáng tạo của người nghệ sĩ

Một phần của tài liệu chiến tranh qua cái nhìn của bảo ninh và erich maria remarque trong nỗi buồn chiến tranh và phía tây không có gì lạ (Trang 112 - 126)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Sự trăn trở, tìm tòi sáng tạo của người nghệ sĩ

Chiến tranh tuy bạo tàn, khốc liệt nhưng vẫn phải cúi mình trước Cái Đẹp. Một trong những vẻ đẹp thiêng liêng ấy là hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ. Điều này được thể hiện rất rõ nét trong tiểu thuyết của Bảo Ninh,

tạo nên dấu ấn độc đáo rất riêng biệt cho NBCT so với PTKCGL của

Remarque.

Như ta đã biết, văn học Việt Nam thời kì Đổi mới xuất hiện một kiểu nhân vật mới: nhân vật nghệ sĩ đi tìm sự thật và cái đẹp, trăn trở trước hiện thực đời thường, chẳng hạn như Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu), Kiên (NBCT – Bảo Ninh), nhân vật "tôi" (Một người Hà Nội – Nguyễn Khải)... Bảo Ninh viết NBCT không chỉ với tư cách một người lính, nỗ lực thể hiện những trải nghiệm chiến tranh, mà còn với tư cách một trí thức trước thời cuộc, trước số phận của dân tộc.

Với tư cách một người lính, Bảo Ninh thể hiện những trải nghiệm chiến tranh; với tư cách nhà nghệ sĩ, Bảo Ninh muốn trình bày những

chiêm nghiệm, những suy tư, triết lí về cuộc sống. Những triết lí ấy mang

tính đối thoại, cho thấy một hiện thực đa chiều, đa nghiệm, không khép kín… Xuất thân trong một gia đình trí thức miền Bắc, Kiên phần nào được kế thừa tư chất nghệ thuật từ người cha. Cha anh vốn dĩ là họa sĩ vẽ tranh trừu tượng tài ba nhưng bị người đời chối bỏ. Họ phê phán tranh ông thể hiện những chân dung ma quái, “siêu thực”. Lạc loài giữa xã hội người, ông tìm đến cõi mộng và đắm chìm trong thế giới ảo giác, vô hình. Suốt cuộc đời gắn bó, tận tâm với nghệ thuật nhưng không ai hiểu mình ngoại trừ Phương – một vẻ đẹp lạc loài khác có thể hiểu được ông. Tuy không nói với nhau lời nào nhưng ngay từ lúc còn bé, cô đã ngồi hàng giờ để xem ông làm việc. Giữa họ nảy sinh một mối tình ngang trái của hai tâm hồn nghệ sĩ không sinh cùng thời. Để được cùng chung sống với những đứa con tinh thần của mình ở thế giới bên kia, ông đã tiêu hủy toàn bộ sáng tác trước khi ra đi trong sự chứng kiến thầm lặng của Phương. Từ khi cha Kiên mất Phương dồn hết tình yêu còn lại cho anh. Nhưng lúc đó Kiên không tài nào hiểu nổi, thậm chí còn ghen tức, xa lánh cha mình. Cha Kiên là đại diện tiêu biểu cho những người dám hi sinh tất cả vì nghệ thuật. Một cuộc cách tân nghệ thuật thực sự được bắt đầu từ những “con chiên ngoan đạo” như ông. Tuy không phải ra chiến trường, không phải hứng chịu đạn bom và những vết thương chiến tranh nhưng nỗi buồn thời cuộc của ông cũng chẳng khác gì NBCT của Kiên.

Nhưng nếu như cha Kiên đã “dừng lại ở bên này cánh cửa của lịch sử (cái chết về tinh thần: đốt tranh – chết về thể xác trước chiến tranh) sau khi thấu thị những mối đe doạ của thời đại mới đối với cái đẹp thì Kiên lại đi theo một hành trình khác: dấn thân vào chiến tranh, trải nghiệm những cảnh huống kinh hoàng của chiến tranh và ra khỏi chiến tranh với gánh nặng của những kỷ niệm đau đớn [73]”. Vào hồi đầu giải ngũ, khi nghe người lái xe chở hài cốt những người tử trận kể về ước mơ của mình: "Tôi sẽ vác đàn đi

hát rong. Hát rong và kể chuyện [...] và sau đó tôi sẽ hát cho mọi người nghe bài ca kinh hoàng về thời đại chúng tôi" [59,41], Kiên cười là "cải lương lắm

[...] Phải kêu gọi mọi người hãy quên đi", nhưng giờ đây Kiên của ngày hoà bình đã khẳng định: "Phải viết thôi. Viết để quên đi, viết để nhớ lại. Viết để có một cứu cánh, một niềm cứu rỗi, để mà chịu đựng, để giữ lòng tin, để mà còn muốn sống [59,149]".

Anh cảm thấy bị thôi thúc bởi việc viết, “viết sao cho xao xuyến nổi lòng dạ, xúc động nổi trái tim con người như thể viết về tình yêu, về nỗi buồn, sao cho có thể truyền được vào cuộc sống đương thời luồng điện của những cảm xúc chỉ có thể diễn đạt bằng thì quá khứ và quá khứ của quá khứ [59,54]” nhưng đồng thời đó lại là một cái viết đối lập với tất cả những gì anh đã nghĩ và cố tình sắp xếp. Phải chăng sự khao khát viết của Kiên bộc lộ một nhu cầu giao tiếp. Giao tiếp giữa tác giả và độc giả. Giao tiếp giữa tác giả và những cái "tôi" của mình. Phải chăng đó cũng là nhiệm vụ của văn học, nhiệm vụ mà nhiều lần trong NBCT, Bảo Ninh gọi là "mệnh trời" hay "thiên mệnh"? Anh ý thức được rằng sáng tạo nghệ thuật là một “thiên mệnh”, “thiên mệnh” dẫn dắt anh trong hai cuộc phiêu lưu cuối cùng cả cuộc đời: hành trình tìm lại và phục sinh quá khứ và hành trình sáng tạo văn chương. “Chỉ đến những phần cuối cùng của thiên truyện thì thiên chức ấy mới được hiển hiện trong một sự thức nhận toàn vẹn những chân lý về chiến tranh, về trách nghiệm của chính anh – người sống sót sau chiến tranh – trong cuộc đời hậu chiến và về ý nghĩa thực sự của nghề viết văn [75]”. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất của Kiên đã được hoài thai trong những tháng ngày đầy trăn trở, nhọc nhằn như thế. Một cuốn tiểu thuyết không bao giờ được hoàn thành. Kiên trở thành một nhà văn “tồn tại đến trót đời với thiên chức là một cây bút của những người đã hy sinh, là nhà tiên tri của những năm tháng đã qua đi, người báo trước thời quá khứ”. Với Kiên, hoàn thành cuốn tiểu thuyết đồng nghĩa với

việc hoàn tất một thiên chức, thiên chức “kể lại, viết lại, làm sống lại những linh hồn đã mai một, những tình yêu đã phai tàn, bừng sáng lại những giấc mộng xưa”, thiên chức nói thay lời trăn trối của những người đã khuất, lời trăn trối về “sự nghiệp liêng đau khổ của người lính chống Mỹ”, để cho tiếng nói của “cả một thế giới, một thời đại, cả một lịch sử” không bị vùi xuống lòng sâu đất ẩm cùng với thân xác vô danh của những người lính, cho dù “bản thân việc nhận thức ra được lời trăn trối đó chẳng mang lại gì nhiều cho đời sống hiện tại”. Có thể nói, đối với Kiên, thiên chức văn chương cũng chính

là thiên chức cuộc đời.

Trước khi ra đi, Kiên đã từ bỏ “ngọn hải đăng Hale” và thực hiện lại “nghi thức hỏa táng” tác phẩm như cha anh đã làm trước đây như một sự giải thoát man rợ nhưng thiêng liêng. Họ là những cá nhân cô độc, dị thường nhưng giàu cá tính. Cả anh lẫn cha anh đều đang thực hiện một thứ “thiên mệnh vô danh, thiêng liêng và cao cả, song tuyệt đối bí ẩn” và cũng bởi thiên mệnh ấy mà Kiên đã có “một tuổi thơ như thế, một tuổi hoa niên, một thời chiến trận như thế và tóm lại, một cuộc sống như đã sống suốt bốn chục năm qua với những đau khổ và hạnh phúc như thế [73]. Cái nhìn về lịch sử của họ mang đậm dấu ấn cá nhân. Đó là những trải nghiệm tuy nhọc nhằn, đau đớn nhưng cũng chứa đựng những giá trị rất thiêng liêng cao cả trong suốt cuộc đời sáng tạo nghệ thuật. Thứ nghệ thuật đích thực chứa đựng những giá trị vĩnh hằng mà không chiến tranh nào có thể tàn phá nổi.

Tóm lại, “mỗi nhà tiểu thuyết, mỗi cuốn tiểu thuyết phải sáng tạo ra một hình thức riêng. Không tôn trọng những hình thức bất biến, mỗi cuốn sách mới cần xây dựng cho mình những quy luật vận động đồng thời sản sinh ra sự diệt vong của chúng [89,2]”.

KẾT LUẬN

Từ quá trình nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Chiến tranh là đề tài xưa nhưng không bao giờ cũ trong sáng tác văn học. Mỗi thời đại có những sáng tác và sự cảm nhận khác nhau về đề tài chiến tranh của cả nhà văn lẫn người tiếp nhận. Đó có thể là khuynh hướng sáng tác và tiếp nhận hiện thực sử thi hay hiện thực tâm lí. Nhưng dù theo khuynh hướng nào thì các tác phẩm cũng đều hướng tới việc lên án chiến tranh, khơi gợi lòng yêu mến thiết tha đối với sự sống cao đẹp của con người. Đặt trong dòng chảy ấy, NBCT của Bảo Ninh và PTKCGL của Remarque xứng đáng được liệt vào hàng tác phẩm kinh điển viết về chiến tranh. Có thể nói hai tác

phẩm là hai đại diện xuất sắc của văn học phản chiến khi viết về đề tài chiến tranh. Hai tác phẩm không nhìn chiến tranh ở sự tô hồng hay bi

thương hóa mà nhìn qua hiện thực tâm hồn của người lính đã đi qua chiến tranh với những hào hùng và mất mát, đau đớn nhưng chân thật, thông qua một kĩ thuật kể chuyện rất mới mẻ. Cả hai thiên tiểu thuyết đều

đặt ra hàng loạt những vấn đề về số phận của con người trong và sau chiến tranh; về sự hủy diệt của chiến tranh đối với cái đẹp và tình yêu; về nỗi ám ảnh của chiến tranh đối với con người,… Đồng thời khẳng định sự bất diệt của con người và cái đẹp của cuộc sống, của tình người vượt lên trên tất cả sự hủy diệt khốc liệt của chiến tranh. Đó là những vấn đề mang tầm vóc thời đại, là chân lý mang giá trị vĩnh hằng được thể hiện bằng một nghệ thuật trần thuật độc đáo của hai nhà nghệ sĩ. Hai tác phẩm thực sự có nhiều điểm tương đồng với nhau ở nghệ thuật trần thuật và đều thể hiện sự thể nghiệm mới mẻ của Remarque và Bảo Ninh so với các nhà văn đương thời. Tuy có nhiều trùng hợp về điểm nhìn trần thuật, hình tượng nhân vật, kết cấu trần thuật,… nhưng mỗi sáng tác vẫn thể hiện được những nét riêng biệt của hai nhà văn như một tất yếu. Với Remarque nổi bật lên là vấn đề nhân tính của con người

trong chiến tranh. Đó có thể là biểu hiện của sự thản nhiên, lạnh lùng giữa con người với nhau trong cuộc chiến. Còn với Bảo Ninh là nỗi ám ảnh không nguôi của chiến tranh in hằn lên trong thể xác và tâm trí con người. Điều đó được Remarque thể hiện bằng kĩ thuật lắp ghép – một thủ thuật điện ảnh rất nổi tiếng đầu thế kỉ XX. Trong khi đó, Bảo Ninh đã sử dụng thủ thuật "truyện lồng trong truyện", qua dòng chảy của kí ức, với sự chồng chéo, đan xen cao độ và phức tạp của các hồi ức về chiến tranh không ngừng giày xéo con người.

2. Hai sáng tác này không chỉ gặp gỡ với nhau trong cách tiếp cận đề tài, cảm hứng, phong cách nghệ thuật mà còn ở sự thăng trầm của số phận cũng như tiềm năng có thể khám phá những cách hiểu mới. Cả hai

tác phẩm từ khi mới ra đời đều không nhận được sự đồng cảm của đông đảo các nhà phê bình cũng như bạn đọc. Thậm chí, hai tác phẩm còn bị liệt vào “hàng cấm”, không được xuất bản. Đến khi được phép thì cũng lắm người khen kẻ chê, không được xuôi chèo mát mái. Cho đến tận bây giờ, tiếp nhận hai tác phẩm vẫn luôn có hai ý kiến trái chiều nhau, cùng song song tồn tại. Sở dĩ có điều này là do thời đại tiếp nhận và chân trời đón đợi (hay tầm đón đợi) của mỗi người tiếp nhận khác nhau thì cách tiếp cận tác phẩm cũng khác nhau. Điều này cũng cho thấy sáng tác của hai ông đã đem đến một dư vang cho văn học, khơi gợi được hứng thú của người đọc, đa tầng đa nghĩa. Những người yêu mến cũng ngày càng nhiều hơn và có nhiều cách kiến giải khác nhau đối với hai tác phẩm, thể hiện một quy luật trong tiếp nhận văn học là tác phẩm sẽ khẳng định được giá trị của mình khi vượt qua sự băng hoại của thời gian. Và sự tiếp nhận văn học là không có giới hạn, tác phẩm càng có giá trị khi nó bộc lộ càng nhiều ý nghĩa qua sự tiếp nhận của độc giả.

3. Trải qua mấy chục năm thăng trầm, đến nay, có thể nói PTKCGL của

dòng chảy văn học bất tận. Mỗi tác phẩm với những cảm nhận khác và sự

thể nghiệm cách viết khác về chiến tranh là minh chứng và thành tựu trong tiến trình văn học của mỗi dân tộc cũng như trên thế giới. Có được điều này khi nền văn chương của cả hai dân tộc và thế giới đã có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến tranh là do sự trăn trở, tìm tòi để tạo nên một nét độc sáng cho mình của hai nhà văn. Đồng thời, cũng cho thấy khả năng vô tận của sáng tạo trong văn học. Chỉ cần nhà văn biết nhìn, cảm, nghĩ và viết theo một cách khác; tác phẩm dù viết về đề tài xưa cũ nhưng vẫn hấp dẫn, lôi cuốn được người đọc; vẫn có một giá trị vĩnh hằng.

4. Chiến tranh là vấn đề lớn, trở thành đề tài bất tận của không ít những công trình nghiên cứu khắp trong ngoài nước. Đến với PTKCGL của Remarque và NBCT của Bảo Ninh, người viết đã thử đưa ra những cách tiếp cận khác nhau khi giải nghĩa một vài tư tưởng được hai nhà nghệ sĩ thể nghiệm trong sáng tác của mình. Việc so sánh hai tác phẩm được liệt vào những tiểu thuyết kinh điển của dòng văn học chống chiến tranh đã mở ra những cái nhìn đa chiều mới mẻ với cái hay, cái đẹp, với tình yêu và khát vọng muôn thuở của nhân loại: ước vọng hòa bình. Từ đó, người viết hi vọng

sẽ có dịp được trở lại tìm hiểu đề tài chiến tranh trong văn học trên một bình diện sâu hơn, rộng hơn trong quá trình tiếp cận văn học Việt Nam cũng như văn học thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

1. Bùi Xuân Thụy An (2006), Cảm hứng bi kịch trong văn xuôi Việt Nam thời kì Đổi mới (1986 - 1996), Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, Đại học sư phạm Tp HCM, HCM.

2. Trần Xuân An (31/5), “Thủ pháp “dòng ý thức” với ám ảnh về sự thật trong Nỗi buồn chiến tranh”, trang web: http://www.tranxuanan-writer.net 3. Hoài Anh (8/9/2009), “Melville Fradman: Dẫn luận dòng ý thức”, trang

web: http://www.vienvanhoc.org.vn.

4. Hoài Anh (1/8/2009), “Nguyễn Trí Huân – một cách nhìn chiến tranh xác thiết”, trang web: http://evan.vnexpress.net.

5. Đào Tuấn Ảnh (5/8/2011), “Những yếu tố hậu hiện đại trong văn học VN qua so sánh với văn xuôi Nga”, trang web: http://www.vienvanhoc.org.vn. 6. Lại Nguyên Ân (1987), “Sống với văn học cùng thời”, Tạp chí Văn học,

số 3.

7. Bakhtin M (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, HN.

8. Bénac Henri (2009), Chiến tranh, dẫn giải ý tưởng văn chương, Nxb GD. 9. Lương Ngọc Bính (1995), Văn học Đức chống phát xít: những vấn đề mĩ

học và thi pháp, Nxb GD, Hà Nội.

10. Lưu Văn Bổng (2001), Văn học so sánh – lí luận và ứng dụng, Nxb KHXH, Viện văn học.

11. Nguyễn Minh Châu (1984), Mảnh trăng cuối rừng, Nxb Văn học, HN. 12. Nguyễn Minh Châu (1984), Dấu chân người lính, Nxb Thanh niên, HN. 13. Nguyễn Văn Dân (1997), “Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam

hiện đại – vài nhận xét tổng quan”, Tạp chí Văn học, số 2.

15. Nguyễn Thị Xuân Dung (29/2/2008), “Dục vọng trong tiểu thuyết VN về chiến tranh từ 1986 – 1996”, trang web: http://evan.vnexpress.net.

16. Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân (2002), Mĩ học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Đoàn Ánh Dương (29/10/2009), “Bảo Ninh – nhìn từ thân phận của truyện ngắn”, trang web: http://evan.vnexpress.net.

18. Nguyễn Tiến Dũng (2008), Truyện ngắn chiến tranh của Ernest Hemingway, Luận văn thạc sĩ văn học nước ngoài, Đại học sư phạm Tp HCM, HCM.

19. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb GD, Hà Nội.

20. Đặng Anh Đào (2006), Việt Nam và phương Tây tiếp nhận và giao thoa trong văn học, Hà Nội.

21. Đặng Anh Đào (18/1/2008), “Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện, Kỉ yếu hội thảo khoa học tự sự học (lần 2), HN.

Một phần của tài liệu chiến tranh qua cái nhìn của bảo ninh và erich maria remarque trong nỗi buồn chiến tranh và phía tây không có gì lạ (Trang 112 - 126)