6. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Hình tượng không – thời gian
Nhân vật dù có thật hay hư cấu cũng đều được sản sinh ra trong một không gian và thời gian nhất định. Con người tồn tại bằng không gian và biểu hiện mình qua thời gian. Không gian, thời gian gắn liền với điểm nhìn trần thuật của tác giả, qua đó hiện lên thế giới nghệ thuật trong tính toàn vẹn, sinh động của nó. Ngoài ra không gian và thời gian nghệ thuật còn gắn với chất cảm thụ cá nhân và dụng ý của từng nghệ sĩ.
Về hình tượng không gian, tiểu thuyết sử thi thường bị chi phối bởi “sự kiện kì vĩ”, “lịch sử lớn” nên không gian cũng được xây dựng bằng những mô hình rất hoành tráng, vĩ mô, công cộng hơn là những mô hình không gian riêng tư, nhỏ hẹp, cá nhân. Các sự kiện trung tâm được phản ánh vào tác phẩm đều là các sự kiện kì vĩ mang tính cộng đồng, liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc: Chiến tranh, phong trào cách mạng, khởi nghĩa, chiến dịch, phong trào hợp tác hoá – công nghiệp hoá... Hệ thống sự kiện kì vĩ này tất yếu phải xuất hiện trong kiểu không gian công cộng – những phạm vi không gian rộng lớn tương xứng với những sự kiện đang xảy ra trong nó. Đó là không gian chiến trường, hậu phương, nhà máy, hợp tác xã... Trong những không gian rộng lớn ấy, những không gian bộ phận như con đường, cánh rừng, đỉnh núi, chiến hào, một thửa ruộng, một phân xưởng – nhà máy... đều nằm trong sự gắn kết hữu cơ, sống còn mang tính hệ thống giữa bộ phận với chỉnh thể. Những sự kiện mang tính đời tư hay thế sự xuất hiện trong những không gian nhỏ bé như gia đình, nơi hẹn hò, phiên chợ làng... cũng không còn mang ý nghĩa ban đầu và đích thực của nó. Chúng được sử thi hoá bằng hai cách: đặt cái nhỏ bé riêng tư vào trong lòng cái rộng lớn kì vĩ với quan hệ máu thịt; âm
vang hào hùng của các sự kiện lịch sử kì vĩ dội vào mọi góc khuất riêng tư nhất của đời sống con người.
Không giống với các tác phẩm văn học truyền thống, tiểu thuyết của
Bảo Ninh và Remarque hầu như lược bỏ hoàn toàn những không gian tập thể, đám đông và những thời gian sử thi như ngày họp, trận hành quân hùng tráng mà đi vào không gian “âm vang” của chiến trường, thường là kết quả của những trận đánh được vẽ lên trong kí ức qua dòng thời gian.
Về mặt không gian, hai nhà nghệ sĩ bắt gặp nhau trong cách tái tạo hiện thực theo “trường phái ấn tượng”. Đọc tác phẩm, người ta thấy như đang tận mắt chứng kiến bom rơi, tận tai nghe súng nổ và trực tiếp ngửi thấy mùi máu, mùi thuốc súng lẫn mùi xác chết. Không gian chiến trường không hiện lên một cách chung chung mà có vẻ như ta được “thấy tận mắt”. Chiến trường trong kí ức của họ không chỉ hoành tráng, là nơi thể hiện lòng dũng cảm, chủ nghĩa anh hùng mà còn là chốn gian khổ khắc nghiệt dữ dội nhất, nơi họ chứng kiến nhiều cái chết nhất của biết bao con người từ xạ lạ đến thân quen. Những khung cảnh chiến trường dữ dội như: "bom nổ tối tăm mặt mũi. Một loạt sau gáy, một loạt trước mặt và nhoàng một nhoàng, bom giáng trúng đầu máy hộ tống. Nổ một tiếng kinh hồn, đầu máy vỡ tan. Không gian toác rộng biến thành một trận mưa than cục, hơi nước và những mảnh sắt thép rực lửa [59,230]". Rồi thì: "mặt đất rung chuyển ầm ầm. Trên đầu chúng tôi, cả một trận pháo kích khủng khiếp […]. Hầm của chúng tôi rung lên, bóng đêm chỉ còn là gầm rống và chớp giật […]. Khắp nơi chằng chịt những những hốc đản, những hố hình phễu, những núi đất [62,99-100]". Vô số cảnh chết chóc hàng loạt, “máu phun òng ọc”, “máu tuôn xối xả” rồi “bông hoa máu”. Bên cạnh đó là những cơn mưa ảm đạm, những tiếng hú ma quái của đủ loài ma trong rừng, nghe đến sởn gai óc liên tục xuất hiện trong tiểu thuyết của Bảo Ninh. Cũng như Kiên, Paul và đồng đội phải chịu đựng những trận oanh tạc
dữ dội của bom đạn, đại bác và hơi độc. Tại khu nghĩa địa, sau một cuộc truy kích, xác người chết bật ra khỏi quan tài, chết lần thứ hai. Trớ trêu thay, quan tài lại là nơi ẩn nấp lí tưởng đối với người sống, đúng như Paul đã nói: “tôi càng chúi sâu hơn nữa xuống dưới chiếc quan tài, tôi cần phải nấp tránh, dù nó chứa đựng cả Thần Chết đi nữa[62,68]".
Qua những cái chết người ta thấy được bộ mặt tàn khốc của chiến tranh. Nhưng nếu chỉ dừng ở mức độ hủy diệt hàng loạt thì chiến tranh mới dữ dội chứ chưa thực sự thương tâm. Có những khoảnh khắc đọng lại
và ám ảnh người lính suốt cả cuộc đời. Để làm được điều này nhà văn buộc phải giản ước không gian hùng tráng, quy mô thành những thời khắc in đậm dấu ấn chiến tranh. Thời khắc ấy có thể được miêu tả qua tiếng rên rỉ của người, tiếng kêu thương của loài vật. Có những người bị thương nằm lẫn vào người chết không tìm ra được. Nhưng họ vẫn sống và kêu cứu suốt mấy ngày liền cho đến lúc tắt thở. “Đầu tiên hắn không ngừng gọi người đến cứu; đêm thứ hai có lẽ hắn bị sốt, hắn nói với vợ và các con; hôm nay hắn chỉ khóc. Chiều nay giọng hắn tắt đi và chỉ còn tiếng rên [62,115]”. Hay cận cảnh giết người trực tiếp khi Paul dùng dao đâm Duval bị thương: "Tôi không nghĩ ngợi gì cả, tôi chỉ còn biết đâm một cách điên cuồng [62,185]". Người chết không chết ngay, mà còn hấp hối rất lâu, giày vò tâm trạng Paul. “Tôi sẵn sàng chịu đựng tất cả để cho hắn sống. Phải nằm đây nhìn hắn và nghe hắn rên thì khổ thực [62,189]”. Nhưng đó là định mệnh trong chiến tranh. Giữa ta và địch phải có kẻ thắng người thua, kẻ chết người sống. Cũng như vậy, Phán đã vô tình đâm một tên Ngụy (NBCT) và trong lúc tìm cách chạy chữa cho hắn thì một trận mưa rừng ồ ạt đã nhấn chìm tất cả. Anh vẫn còn tưởng tượng ra cảnh tên lính đang hoảng loạn kêu cứu khi bị mưa bùn phủ lấp. Đau đớn hơn, Kiên với quả lựu đạn trong tay nhưng đành cắn răng nhìn Hòa bị lũ giặc hãm hiếp và giết hại. "Không nghe thấy tiếng Hòa kêu nhưng mà có thể cảm thấy tiếng
kêu ấy […]. Sự thể ghê rợn bày ra: quằn quại trong yên tĩnh man rợ" [59,205]. Như vậy, không phải chỉ có máu chảy, đạn rơi hay tiếng đại bác gầm rống mới là chiến tranh. Đôi khi chiến tranh trong lòng người lính là “cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người” [59,30].
Có một “nghịch lý” trong cả hai tác phẩm của Bảo Ninh và Remarque là dường như người lính thấy dễ chịu khi sống trong chiến tranh hơn là hòa bình. Bởi lẽ, chiến trường tuy ác liệt nhưng không phải là
không có giây phút bình yên. Ngược lại hòa bình có vẻ yên ổn nhưng lại có những đợt sóng ngầm liên tục trong đó. Khó khăn của chiến tranh thì hiển hiện ngay trước mắt còn những cạnh tranh, toan tính của thời bình thì lẩn khuất bên trong. Một khi đã bước chân vào đời lính chiến, họ mãi mãi không bao giờ gột bỏ được quá khứ. Chính vì vậy mà Remarque đã gọi thế hệ của ông là “thế hệ bỏ đi”, còn Bảo Ninh (thông qua Kiên) thì tự thấy mình phải bám vào quá khứ để mà sống. Điều này được thể hiện rất rõ trong cách mô tả không gian. Lùi ra ngoài chiến tuyến là cả một bầu trời đầy thơ mộng, lãng mạn. "Trên đầu chúng tôi, trời xanh biếc. Phía cuối chân trời, lủng lẳng những quả khinh khí cầu màu vàng, có những tia mặt trời lấp lánh xuyên qua
[…]. Cánh đồng cỏ đầy hoa trải ra khắp chung quanh tôi [62,21]". Vô số những cảnh vật đẹp đẽ, dịu nhẹ được vẽ lên trong tác phẩm của Remarque. Từ “hàng cây bạch dương”, “dòng nước trong veo”, đến “tiếng gió du dương” cứ ồ ạt tràn về trong tâm khảm của Paul mỗi khi rảnh rỗi. Dường như sau một trận oanh tạc, anh lại thấy bầu trời đẹp hơn, từ mặt đất nứt ra sự sống. Thế nhưng khi được về phép, trở lại căn phòng một thời dấu yêu của mình, anh thấy thật xa lạ. Khi bước lên bậc cầu thang, Paul gần như không thở được và phải “thúc một báng súng vào chân” để nhích lên một cách khổ sở, bối rối.
Anh rất sợ người ta hỏi chuyện mình và chỉ muốn “được ngồi yên một chỗ”. Tương tự, Kiên trong NBCT đã sống những tháng ngày gian khổ nhất nhưng cũng sôi nổi nhất ở chiến trường. Có khi suốt mùa mưa “chẳng đánh đấm gì” cả trung đội cùng ngồi đánh bài rất vui nhộn. Hồi ấy trong rừng mọc rất nhiều “hồng ma tỏa hương thơm ngào ngạt”. Cả đội phơi sấy hoa hồng làm thuốc hút. Khi say, mỗi người mơ tưởng một niềm lạc thú riêng. Như Kiên đã nói, đây là “thời kì bài bạc và hút xách” rất yên bình. Nhưng từ khi hòa bình, Kiên chẳng có giây phút nào bình yên. Dường như những tiếng “ồn ào” của khu phố nơi anh sống làm anh “mất tập trung”. Anh thường làm việc về đêm. Từ đi lại, ăn ở đều có vẻ “bất thường” đối với người xung quanh. Bà con trong phố thường hay bàn tán, chỉ trỏ và gọi anh là “tay nhà văn phường” rồi cười rộ lên mỗi khi anh đi qua. Trong mắt họ, Kiên là kẻ dị hợm, khác người. Chính anh cũng nhận thấy không thể hòa nhập với cuộc sống hiện tại.
Cả hai tác phẩm còn có sự đan xen giữa không gian thực và không gian ảo. Trong lúc Kat quay ngỗng, Paul đã thiếp đi và mơ. “Tôi thấy Kat giơ lên hạ xuống cái cùi dìa […] đồng thời phía sau anh ta tôi nhìn thấy những khu rừng, những cây cối và một giọng ngọt ngào nói lên những lời an ủi tôi
[62,91]". Giấc mơ là yếu tố tâm linh phản ánh một “góc khuất” nào đó trong tâm hồn con người, như Freud từng nói: chiêm mộng “là con đường vương giả để đạt tới hiểu biết lòng người [27,164]". Nhưng xét về mặt không gian, mơ là hình ảnh thuộc thế giới ảo không nằm trong sự điều khiển có ý thức của con người. Điều này được thể hiện đậm nét hơn trong tiểu thuyết của Bảo Ninh. Kiên (NBCT) đã nhiều lần nằm mơ về quá khứ. Khi ở Truông Gọi Hồn, cùng với đồng đội và các cô gái của đội sản xuất. Có lúc anh mơ về Hòa – cô giao liên người Hải Hậu đã chết thay cho anh. Khi bị thương, nằm trong trạm, anh thường mơ thấy hình bóng của Phương. Không chỉ vậy, ảo ảnh còn thường xuyên hiện ra như một hệ quả của việc sử dụng yếu tố kì ảo trong tiểu
thuyết của Bảo Ninh. Cảnh đoàn tàu đưa Kiên và Phương vào nam, rồi nàng bất ngờ bị hãm hiếp trong lúc anh thiếp đi ở một toa khác (trước đó hai người ngồi chung một toa tàu), hay cảnh Phương tắm ngay sau đó là một hiện tượng lạ.
Đêm ấy, sau khi bị trận oanh kích cảnh cáo sát rạt, […] và chẳng hiểu do một điều lệnh khôn ngoan nào đấy nó buộc phải dừng lại ở ga Thanh Hóa để tránh một đoàn tàu ngược ra […] Choàng tỉnh dậy, chẳng kịp chào ai. Kiên lao ra cửa đầu máy, nhảy xuống […] Không hiểu sao, lập tức Kiên tin chắc cái toa mà mấy người đàn ông vừa bước xuống chính là toa tàu hồi đêm của anh và Phương […] cách chỗ Kiên không đầy chục bước, bên mỏm đá đen bóng như sơn mài, nổi nhô lên mặt nước sát ngay bờ, Phương của anh hoàn toàn khỏa thân, đang tắm [59,225, 246].
Ngay sau đó họ mỗi người mỗi ngả. Như một định mệnh trớ trêu, chiến tranh đã “phạt ngang hai nửa cuộc đời (Nguyễn Minh Châu)” Kiên và Phương. Anh lầm lũi bước vào chiến trường để rồi ngày càng cô đơn còn nàng trở về với tâm hồn trống rỗng, sống rất buông thả.
Gắn liền với không gian là những cảm nhận về thời gian. Khác với
cách xây dựng thời gian trong tiểu thuyết trước đây (thời gian niên biểu – thời gian trong truyện song trùng với chiều dài thời gian lịch sử), hai nhà văn đã xáo trộn các sự kiện, phá vỡ trật tự tuyến tính, mang lại sự “đa phương hóa” về mặt thời gian. Nếu như tiểu thuyết truyền thống khi sắp xếp tình tiết thường tuân theo không gian, thời gian tự nhiên, phù hợp logic, quá khứ, hiện tại vừa có sự phân biệt, lại vừa có sự kế tiếp nhau, là mô hình kết cấu trần thuật tuyến tính thì tiểu thuyết hiện đại với kĩ thuật dòng ý thứcnhư PTKCGL
và NBCT lấy dòng ý thức và hoạt động tâm lí của nhân vật chính làm sợi dây kết cấu xuyên suốt tác phẩm, đảo lộn trật tự không gian, thời gian tự nhiên,
quá khứ, hiện tại, tương lai. Câu chuyện có sự đan cài của nhiều kiểu thời gian kể cả đơn tuyến lẫn đa tuyến. Từng mảnh đời nhân vật bị chia cắt ra, bị phân tán vào ký ức lộn xộn, chắp nối và rời rạc của nhân vật chính. Kết cấu trần thuật theo thời gian, không gian tâm lý phản ánh sự thay đổi bản chất của tự sự vượt thoát khỏi những dạng tự sự truyền thống. "Thay vì bám vào cuộc phiêu lưu của nhân vật, nhà văn lại biến tự sự trở thành một cuộc phiêu lưu của cái viết [37,88]". Để hiểu rõ điều này chúng ta sẽ tiếp cận những phương diện đặc sắc trong việc tổ chức thời gian trần thuật ở tiểu thuyết PTKCGL và
NBCT. Đó chính là kiểu trần thuật phi tuyến tính với những đảo lộn thời gian với kĩ thuật đồng hiện.
Thời gian trong tiểu thuyết PTKCGL được tiến hành theo phương
thức “đảo tuyến”, nghĩa là có sự đảo ngược các thời điểm trong “truyện” so với thời điểm “chuyện” xảy ra. Lẽ ra câu chuyện được sắp xếp theo trình tự niên biểu, thì người nghệ sĩ lại đảo lộn một số tình huống hoặc toàn bộ câu chuyện theo dụng ý nghệ thuật của mình. Truyện được kể thông qua nhân vật chính là Paul. Đúng ra Paul và các bạn sẽ xuất hiện như những cậu học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì chiến tranh xảy ra, rồi họ đi lính theo lời kêu gọi của các thầy giáo. Tiếp theo là hình ảnh trại lính với những bài học đầu tiên về nghề binh nghiệp. Sau đó mới là chiến trường ác liệt với các trận chiến khác nhau nổ ra. Nhưng với mục đích tạo ấn tượng rất nhẹ nhàng nhưng đầy chua xót về hiên thực chiến tranh, Remarque phác họa cảnh chiến trường trước. Bắt đầu là “chúng tôi hiện ở cách mặt trận chín cây số. Người ta vừa thay phiên chúng tôi ngày hôm qua [62,15]”. Không có tiếng súng nổ, bom rơi nhưng một đội quân ra đi với 150 người và chỉ có 80 người trở về. Thế là những người sống sót lại được chén một bữa ra trò. Cách kể rất tự nhiên nhưng lại lột tả đầy đủ bộ mặt thật của chiến tranh ở nhiều khía cạnh khác nhau: chiến tranh – chết người; chiến tranh – thiếu thốn vật chất; chiến tranh –
sự lạnh lùng, dửng dưng của con người trước cái chết. Từ đó, thông qua Paul, nhà văn chiêm nghiệm lại những bài học đạo đức lúc đang đi học và đem đối chiếu với thực tế để thấy được bộ mặt giả dối của những người đi trước. Họ chỉ tô vẽ một mặt lí tưởng, anh hùng của chiến tranh, trong khi mặt tàn bạo, phi nhân tính thì không ai nhắc đến. Người lính thấy “lạ lùng” khi nghĩ đến kỉ niệm hoa bướm, thơ ca lúc xưa, mà chỉ mới đây thôi, “cuộc sống cũ thế là bị cắt đứt hẳn, mặc dầu chúng tôi chẳng làm gì để cắt đứt nó cả”. Để chứng minh cho suy nghĩ của mình, nhà văn sắp xếp cho Paul chứng kiến cái chết từ từ, đau đớn của Kemmerich: “đó là cái chết cảm động, đau đớn nhất mà tôi