Giá trị vĩnh hằng cất lên từ hủy diệt

Một phần của tài liệu chiến tranh qua cái nhìn của bảo ninh và erich maria remarque trong nỗi buồn chiến tranh và phía tây không có gì lạ (Trang 103 - 104)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. Giá trị vĩnh hằng cất lên từ hủy diệt

Nỗi cô đơn, sự yếu ớt, thậm chí cả sự thấp hèn vẫn đồng hành trong cuộc sống của con người. Và xét ở một khía cạnh nào đó của tâm lý, vinh quang thường đi liền với cay đắng. Thế hệ những người lính như Remarque, Bảo Ninh đã chạm đến tận cùng nỗi cay đắng ấy. Sau chiến tranh niềm thương đau hóa thành nỗi cô đơn. Đi sâu vào khuôn mặt của chiến tranh để nhìn lại đời mình, thế hệ mình, đất nước mình, họ thấy lòng buồn miên man.

Đó là thân phận con người trong chiến tranh, sự sám hối trước những món nợ của chiến tranh, suy tư về nhân tính trong chiến tranh và sau chiến tranh. Nỗi buồn ấy cứ xoắn xít khôn nguôi trong tâm hồn người sống

sót.

Tuy vậy người lính cũng đồng thời nhận ra ý nghĩa cao cả của cuộc chiến ở một khía cạnh khác, cái mà bạo hành và cái chết không thể hủy diệt được. Đó là“vĩnh cửu những tình người”. Điều đó như một sự cứu rỗi: “Kể lại, viết lại, làm sống dậy những linh hồn đã mai một, những tình yêu đã tàn phai, làm bừng sáng những giấc mộng xưa, đó là con đường cứu rỗi của Kiên [59,149]”; đó là “một thứ chân lý cao cả, được giác ngộ từ những trải nghiệm đau đớn”. Cho dù chiến tranh là nỗi buồn nhưng là “nỗi buồn mênh mông, nỗi buồn cao cả, vượt lên trên nỗi niềm hạnh phúc, mọi nỗi bất hạnh… nhưng đó

là cuộc đời tốt đẹp nhất mà chúng tôi có thể mơ ước, cuộc sống trong hòa bình [59,257-258]”.

Rất gần với khát vọng tự do, khát vọng tình yêu của con người ở thời đại nào cũng thiết tha, mãnh liệt. Trong hai cuốn tiểu thuyết chúng tôi vừa đề cập đến, chủ đề tình yêu có sức hút rất đặc biệt, nó cho thấy từ sâu thẳm tính người, nhân loại khi đi tìm ý nghĩa đích thực của đời sống đều gặp nhau ở “điểm hẹn” tình yêu, dẫu là kẻ thường dân chất phác lam lũ hay ông hoàng bà chúa cao sang quyền quý; dẫu là những con người đến từ các thế hệ, các đất nước khác nhau. Khám phá “khát vọng sống, khát vọng yêu” là cách hữu hiệu để nắm bắt con người ở phần tự nhiên nhất mà cũng đẹp đẽ nhất.

Cuộc Đại chiến lần thứ nhất làm thay đổi căn bản cục diện chính trị thế giới, phân bố lại quyền lực và vai trò các cường quốc, là chất xúc tác cho các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và sự sụp đổ của nhiều nền đế chế, nhưng cũng làm thay đổi số phận của mỗi cá thể trên Trái Đất. Đó chính là những gì Remarque muốn viết trong cuốn PTKCGL và những cuốn sách khác của mình: lòng từ bi, tình yêu và tình bạn vẫn thường trực song song bên đau thương và huỷ diệt. Sau Đại chiến lần thứ hai, ngoái lại nhìn, người ta càng

nhận ra rằng những cảnh báo và dự đoán vang lên trong các trang tiểu thuyết Remarque, Hemingway đã không được lắng nghe, dẫn đến những thảm họa còn nghiêm trọng hơn.

Một phần của tài liệu chiến tranh qua cái nhìn của bảo ninh và erich maria remarque trong nỗi buồn chiến tranh và phía tây không có gì lạ (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)