Khát vọng sống, khát vọng tình yêu

Một phần của tài liệu chiến tranh qua cái nhìn của bảo ninh và erich maria remarque trong nỗi buồn chiến tranh và phía tây không có gì lạ (Trang 104 - 109)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Khát vọng sống, khát vọng tình yêu

“Chiến tranh có thể hủy diệt tất cả, từ cỏ cây, hoa lá, xác người và cả hồn người”, nhưng không tiêu diệt được những tình cảm thiêng liêng của con người: tình đồng đội, tình yêu lứa đôi và "bất diệt những tình người".

Tình yêu và chiến tranh, “hai kì phùng địch thủ” luôn đi bên nhau như biểu tượng giữa sự sống và cái chết; giữa cái hủy diệt sự sống và cái ươm mầm sự sống; một bên hung tàn vô độ, còn một bên thiêng liêng, thiết tha.

Trong cuộc đối đầu một mất một còn ấy, có đôi lúc chiến tranh đã thắng thế, nhưng nó chỉ có tính chất “lâm thời” còn tình yêu thì vĩnh cửu trường tồn. Khát vọng sống, khát vọng yêu và được yêu là những dư âm ngọt ngào luôn vang vọng trong NBCTPTKCGL, nhưng điều này được thể hiện đậm nét hơn trong tiểu thuyết NBCTcủa Bảo Ninh.

Tình yêu, trong ký ức của Kiên, là mối tình tuyệt đẹp nhưng cũng đầy đau xót với cô bạn học Phương. Anh và nàng là hàng xóm từ thưở ấu thơ. Lúc bắt đầu có chiến tranh, hai người đang ở tuổi 17, tuổi thanh niên mới chớm nở; hai tâm hồn lành mạnh yêu nhau đắm đuối, hồn nhiên. Phương có “vẻ đẹp trời ban, vẻ đẹp rực cháy sân trường Bưởi”, “bừng sáng vẻ thanh tân tự tâm hồn” và một khả năng tiên tri thiên phú. Bị cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã của cuộc chiến, tình yêu cũng bị đày đọa, bị đẩy tới bờ vực của sự hủy diệt. Cảnh Phương bị làm nhục ngay trong thời khắc đầu tiên trên chuyến tàu vào Nam đã cho thấy bộ mặt hủy diệt ghê gớm của chiến tranh. Mối tình của họ bị đứt đoạn và mãi mãi không thành, với những vết thương không thể chữa lành trong thời bình. Phương bỏ đi ngay trong hôm ấy. Thế nhưng cái duy nhất mà nàng không bao giờ đánh mất, cố gắng không để mất, là tình yêu giành cho Kiên. Tình yêu cho dù bị đày đọa, vẫn tồn tại như một thách thức làm cho người ta mê đắm. Tình yêu của Kiên và Phương như là biểu tượng của cái Đẹp, đối lập với chiến tranh khốc liệt. Giữa một vùng bom đạn xé toạc bầu trời Hà Nội trong những ngày đầu của cuộc chiến, Phương tắm bên hồ “ung dung”, “bình thản”, cái đẹp ngạo nghễ trước bạo lực. “Thì ra những tai họa giáng xuống đời hai đứa, đối với Phương có vẻ không hề là tai họa [59,249]”. Còn Kiên mang theo vẻ đẹp đầu tiên ấy đi suốt cả cuộc đời. “Càng từng trải chiến tranh, càng chứng kiến nhiều hơn sức mạnh hủy diệt [] Kiên càng tin rằng chiến tranh không thể tiêu diệt được cái gì hết [] Cái xấu đã đành,

nhưng cái tốt đẹp cũng vẫn còn” kể cả anh lẫn Phương “và nói chung tất cả mọi người []họ vẫn mãi mãi là như họ trong quá khứ [59,250-251]”.

Bên cạnh đó nhà văn còn xây dựng hình ảnh những cô gái kiên trung, đảm đang, dịu dàng như Lan, Hòa, Hiền… một biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam anh hùng trong chiến tranh. Một vẻ đẹp lí tưởng không ở đâu có bằng Việt Nam. Bà Susan L, một nữ quân nhân Mĩ khi đọc NBCT đã cảm nhận như sau:

Với tư cách một phụ nữ và là một phụ nữ làm lính tôi cảm thấy thân thuộc với những phụ nữ trong truyện này. Chưa ai từng bảo họ là họ không thể chiến đấu và chết cho Tổ Quốc mình. Tôi khâm phục họ. Tôi đã thấy cách họ được mô tả và tôi hiểu rằng trong nền văn hóa Mỹ của mình tôi có lẽ sẽ không bao giờ thấy được một chủ nghĩa anh hùng như thế. Phần lớn các nữ nhân vật trong tiểu thuyết này hoặc bị giết hoặc bị hãm hiếp, thế nhưng họ vẫn được phép coi là những anh hùng [52].

Đây là một trong những biểu tượng đẹp nhất của văn học Việt Nam từ trước và sau chiến tranh mà không ai có thể phủ nhận. Chỉ khác nhau ở cách mô tả và cảm nhận của từng người mà thôi.

Tình yêu nam nữ là vấn đề ít được đề cập trong tác phẩm của Remarque vì nó không thuộc chủ đề của câu chuyện, nhưng không phải là không có hoàn toàn. Ngoài việc miêu tả bản năng của con người, nhà văn đã để cho nhân vật thực sự rung động trước vẻ đẹp của kiều nữ. Chỉ nhìn thấy bức tranh của nữ diễn viên dán trên hàng rào, người lính đã “bị kích động dữ dội” “chẳng khác gì một phép lạ”. Bởi lẽ suốt hàng mấy năm trời họ chưa từng nhìn thấy “những điều tương tự; những điều chưa đầy đủ lắm nhưng đã nói lên biết bao nhiêu là trong sáng, xinh tươi và hạnh phúc”. "Đấy mới thật là hòa bình, hòa bình là phải thế [62,128]". Một đoạn văn ngắn đã nói lên biết bao nhiêu điều. Đó là sự khổ sở, thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần của người

lính. Họ bị tước đoạt mất đời sống bình thường của con người. Nhưng từ trong sâu thẳm, người lính không hoàn toàn mất đi khát vọng. Chiến tranh với những nhân dạng méo mó, tối tăm đã không thể làm lu mờ vẻ đẹp của tạo hóa. Vì vậy, khi nhìn thấy các cô gái, họ thấy cả bầu trời hòa bình, xinh tươi và hạnh phúc. "Thật khó hiểu biết bao, cái khuôn mặt một giờ trước đây còn lạ lùng thế mà bây giờ cúi xuống với một dáng điệu âu yếm, cái dáng điệu không phải tự nó mà có, mà từ bóng đêm, từ vũ trụ, từ dòng máu như đang tỏa ánh sáng trên nó. Những đồ vật chung quanh đều bị ảnh hưởng và biến dạng bởi cái môi trường này… [62,135]". Hạnh phúc trong chiến tranh thật hiếm hoi và ngắn ngủi, nhưng cũng thật thiêng liêng, cao đẹp. Ở đó, người ta được quên hẳn “chiến tranh với những sự kinh khủng, những sự nhục nhã của nó”, chỉ còn lại “sự trẻ trung và niềm sung sướng”. Đây là một trong những khoảnh khắc đẹp đẽ, đầy tính nhân văn trong PTKCGLcủa Remarque.

Vượt qua bao gian nan, khốc liệt, tình yêu vẫn sống, vẫn tiếp tục là nguồn sống trước chiến tranh, trong chiến tranh và ngoài chiến tranh. Tình yêu trở thành hình tượng bất tử cho văn học mọi thời đại. Vì hoàn cảnh chiến tranh, người ta có thể tạm quên đi đời sống bình thường trong đó có tình yêu lứa đôi nhưng nó luôn là khát vọng trẻ trung, đẹp đẽ nhất mà con người hướng tới.

Một vẻ đẹp khác, đối lập với chiến tranh rất được hai nhà văn chú trọng trong tác phẩm của mình là tình đồng đội.

Xuyên suốt câu chuyện, Remarque thường dùng từ “chúng tôi” để nói lên tình đồng đội – vẻ đẹp cao quý mà chiến tranh tạo nên. Những người lính ấy đã trải qua những giây phút cận kề cái chết cùng nhau nên họ gắn bó với nhau, chia sẻ với nhau tất cả những gì họ có. "Chúng tôi không nói nhiều nhưng chúng tôi để ý săn sóc nhau từng ly từng tí, thiết tưởng còn hơn cả

những cặp tình nhân. Chúng tôi là hai con người, hai tàn lửa sống nhỏ bé, và ngoài kia, là đêm tối, là vòng vây của thần chết [62,91]".

Mặc cho bao u ám và cái chết chực chờ xuyên suốt tác phẩm, bất chấp sự hoài nghi, vô vọng đối với những người đi trước, PTKCGL vẫn còn le lói những tình người: tình đồng đội. Để minh chứng cho điều này, tác giả đã miêu tả rất cụ thể cảnh Paul và Katczinsky – người thầy, người bạn mà Paul hết mực kính trọng, bắt trộm được hai con ngỗng và quay chúng vào nửa đêm. Một chi tiết rất đời thường nhưng không ai không thể cảm nhận được sức lan tỏa của nó. Họ không nói nhiều, càng không đùa giỡn như ta thường thấy trong các bộ phim. Nhưng giữa họ là sự thấu hiểu “còn hơn cả những cặp tình nhân”. Khi con người đã quá thấu hiểu nhau thì lời nó chỉ là thừa. Chẳng phải trong lửa đạn bom rơi, sự yên lặng, yên lặng để lắng nghe hơi thở của cuộc sống, để trân trọng từng giây phút ta còn tồn tại, mới là đáng quý hơn ngôn từ sáo rỗng sao? Một khi hai tâm hồn đã tìm thấy ở nhau sự bình yên và tin tưởng, thì không có lời nói nào diễn tả được cả. Tình đồng đội không chỉ ở việc cùng chung một chiến hào hay chia ngọt sẻ bùi từng miếng ăn giấc ngủ, còn là ngọn đèn sáng trong đêm tối tử thần. Khi Paul kẹt giữa hai làn đạn, mất tinh thần, mất phương hướng thì chính tiếng nói của bè bạn đã trả lại cho anh sự sống. Đó chỉ là những tiếng lào xào, những tiếng nói khe khẽ, những bước chân trên chiến hào nhưng lại còn mạnh mẽ hơn cả sự có mặt của người mẹ, hơn cả những ký ức về cuộc sống. Nó mang đến cho người lính một hơi ấm nóng kỳ lạ giữa cái lạnh chiến hào, nâng đỡ và che chở họ hiệu nghiệm hơn cả đạn và súng cối. Tình bạn, tình anh em xuất hiện như một cứu cánh đối với người lính. Chiến tranh không những không thể tiêu diệt được tình đồng đội mà còn làm cho nó được nhân lên gấp bội.

Cùng một suy nghĩ với Remarque, Bảo Ninh đã phản ánh cái đẹp của tình người, tình đồng đội như một phương diện khác của chiến tranh. Điều đó

được đúc kết trong một chân lý thật đơn giản: “Những người xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi đời này nhưng đã lẳng lặng chấp nhận quy luật đơn giản của chiến tranh: Mình chết thì bạn mình sống [59,193]”. Từ trong bộ mặt hủy diệt xấu xa, hiện lên vẻ đẹp sáng lòa của tình người trong chiến tranh. Nhờ vào đức hi sinh cao cả ấy, người lính như Kiên mới có cơ may sống sót trở về. Và cho đến bây giờ, những người sống sót vẫn luôn tự hỏi tại sao mình không chết đi, chết thay cho những người đã hi sinh xương máu vì nền hòa bình hôm nay. “Và bay bổng trên cuộc hành hương ngược về quá khứ, trên sự thức nhận nhọc nhằn, đau đớn nhưng tuyệt đẹp đó là NBCT

[]. Nhưng cũng chính sự dai dẳng của nỗi buồn ấy cũng là minh chứng cho một cái gì không thể bị huỷ diệt bởi chiến tranh: Nhân tính và Tình người

[73]”.

Nhìn chung bản chất của chiến tranh luôn chứa đựng hai mặt đối lập nhau. Một mặt gắn liền với bạo lực tăm tối, hủy diệt con người. Thứ bạo lực “chà đạp, hành hạ, giết chết, quét sạch và chôn vùi” con người, nó khơi dậy sự dửng dưng tàn bạo trước cái Xấu, cái Ác. Nhưng đồng thời nó làm cho “người gần người hơn”. Tình người trở nên thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết. Không có những lo toan của đời thường, không có cạnh tranh hơn thua trong chiến tranh. Ở đây xuất hiện những người sẵn sàng chết thay cho nhau. Họ dám đánh đổi tuổi xuân và sức lực để cho bạn mình được sống lại. Tình yêu càng khan hiếm thì lại càng trở nên cao đẹp. Những giây phút yêu đương trở thành bất tử trong tâm hồn người lính. Nó là “sợi chỉ xanh óng ánh” mà không bom đạn nào có thể tàn phá nổi.

Một phần của tài liệu chiến tranh qua cái nhìn của bảo ninh và erich maria remarque trong nỗi buồn chiến tranh và phía tây không có gì lạ (Trang 104 - 109)